(vhds.baothanhhoa.vn) - Đồng hành với thanh niên nghèo trên con đường lập thân, lập nghiệp, trong những năm qua, thông qua nguồn vốn thuộc Quỹ Quốc gia về việc làm Trung ương Đoàn và nhận ủy thác vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã giúp cho nhiều đoàn viên, thanh niên có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vốn tín dụng chính sách thỏa khát vọng khởi nghiệp của thanh niên

Đồng hành với thanh niên nghèo trên con đường lập thân, lập nghiệp, trong những năm qua, thông qua nguồn vốn thuộc Quỹ Quốc gia về việc làm Trung ương Đoàn và nhận ủy thác vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã giúp cho nhiều đoàn viên, thanh niên có điều kiện phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu.

Mô hình trang trại của gia đình anh Nguyễn Hữu Quang (xã Yên Bái, Yên Định) là một trong những mô hình điểm được thụ hưởng từ chính sách trên. Ngày mới lập nghiệp, anh từng trăn trở phải làm gì để lập thân, lập nghiệp, thay đổi cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương. Trăn trở đó chỉ có lời giải khi biết tới các nguồn vốn vay của NHCSXH. Trong đó, thiết thực với chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH Thanh Hóa.

Năm 2017, anh Quang làm hồ sơ vay vốn và được tiếp cận với nguồn vốn vay 100 triệu đồng. Có vốn, anh có điều kiện đầu tư thêm trâu, bò sinh sản, mở rộng quy mô ao nuôi cá. Hiện nay, mô hình trang trại của gia đình anh Quang cho thu lãi khoảng hơn 200 triệu đồng/ năm, tạo việc làm cho 5 lao động với thu nhập hơn 5 triệu đồng/ người/ tháng.

Gia đình anh Lê Đình Thắng, chị Phạm Ngọc Duyên (thôn Yên Mỗ, xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống) cũng không khỏi vui mừng khi anh là hộ cận nghèo đầu tiên của huyện Nông Cống được tiếp cận nguồn vốn vay mới (tháng 3/2019), với mức vay 100 triệu đồng để đầu tư vào dây chuyền làm bánh mướt, bánh phở. Anh Thắng cho biết: “Thời điểm nguồn vốn vay đến với mình thực sự là vô cùng cấp thiết. Trước đó, do không có vốn đầu tư thêm máy móc (máy vo gạo, máy vắt bột...) tôi đã bàn tính với vợ đi vay tín dụng ngoài, chấp nhận lãi cao. Rất may, ngay khi có chính sách, cán bộ tín dụng địa bàn đã đến phổ biến kịp thời để gia đình tiếp cận”.

Giờ đây, khi dây chuyền đã đồng bộ, công việc kinh doanh của 2 vợ chồng cũng trở nên thuận lợi hơn, hàng tháng tạo công ăn việc làm thường xuyên và thời vụ cho hàng chục lao động địa phương.

Gia đình anh Lê Đình Thắng ở thôn Yên Mỗ, xã Hoàng Sơn (Nông Cống) đã làm giàu nhờ đồng vốn của NHCSXH.

Thực tiễn cho thấy, đồng vốn tín dụng chính sách đã phát huy một cách hiệu quả, đáp ứng cấp thiết về thực tại “khát vốn” của đoàn viên, thanh niên khát khao lập nghiệp. Bên cạnh đó, từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH, nhiều dự án được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm cũng đã phát huy hiệu quả kinh tế, như: Dự án chế biến các sản phẩm từ dứa, dưa bao tử của Công ty CP Chế biến nông sản xã Trung Thành (Nông Cống); mô hình nuôi lợn, cá, chế biến thực phẩm sạch của ông Nguyễn Hoài Châu (Hậu Lộc); mô hình chăn nuôi dê, bò của ông Phạm Văn Châu, xã Ngọc Liên (Ngọc Lặc)...

Ông Lê Hữu Quyền - Giám đốc NHCSXH Thanh Hóa nhấn mạnh vai trò của đồng vốn tín dụng: “Đoàn thanh niên nhận quản lý nguồn vốn vay không chỉ sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích mà còn làm rất tốt công tác thu nợ, thu lãi từ các đối tượng do thanh niên quản lý. Chính vì thế đã phát huy tốt nguồn vốn vay, góp phần xóa đói, giảm nghèo... NHCSXH Thanh Hóa luôn tạo điều kiện thuận lợi, dành nguồn vốn hợp lý cho đoàn thanh niên thực hiện các dự án, các mô hình khởi nghiệp có tính thực tiễn, theo phương thức ủy thác cho vay”.

Được biết, từ nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm, đến nay đã có khoảng 50 dự án được vay vốn với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đã giúp cho 25.401 đoàn viên được vay vốn với tổng dư nợ hơn 860 tỷ đồng thông qua 701 tổ tiết kiệm và vay vốn.

Đ.G


Đ.G

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]