Nâng tầm sản vật quê hươnq
Sau 5 năm thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), Thanh Hóa đã có 464 sản phẩm đạt sao, trong đó có một sản phẩm OCOP 5 sao: Mắm tôm thuộc Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia - xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa.
Thùng gỗ ủ mắm tôm Lê Gia làm từ gỗ bời lời.
Mắm tôm từ lâu được biết đến là sản phẩm đặc trưng không chỉ làm gia vị chế biến các món ăn mà còn là sản vật quý hiếm của mỗi địa phương xứ Thanh.
Sự khác biệt trong cách sản xuất mắm tôm Lê Gia là quá trình lên men được thực hiện trong nhà tôn kính và ủ trong thùng gỗ bời lời, đai cặp tre đôi. Đây là loại gỗ chuyên dụng thường được so sánh với gỗ sồi trong sản xuất rượu vang Bordeaux của Pháp. Quá trình lên men từ từ tránh sự tác động của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời. Với kinh nghiệm cha truyền con nối, chăm sóc cầu kỳ khiến mắm tôm Lê Gia có mùi thơm bùi đặc trưng. Mắm tôm Lê Gia là kết tinh của truyền thống làng nghề, lợi thế của tài nguyên bản địa và tâm huyết của những nghệ nhân được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000/FDA, góp phần làm đặc sắc thêm hộ chiếu ẩm thực Việt.
Theo ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Công ty: Nhờ chương trình OCOP các hoạt động xúc tiến, giao thương của công ty thuận lợi hơn. Sản phẩm OCOP đã từng bước được người tiêu dùng chấp nhận; các đối tác, nhất là các siêu thị đã tạo điều kiện hơn trong việc tiếp nhận và xem xét mã hàng – vốn điều này tương đối khó với thương hiệu SME truyền thống.
Với mong muốn nâng tầm sản vật quê hương và phát triển nghề mắm truyền thống của cha ông, quê hương xứ Thanh mà thương hiệu mắm Lê Gia đã ra đời, “sứ mệnh của chúng tôi là gìn giữ, phát triển nghề mắm này phát huy tài nguyên bản địa gắn với việc cải tiến nâng tầm sản vật quê nhà”, ông Lê Ngọc Anh chia sẻ. Vì thế, sau 5 năm khởi nghiệp mắm tôm Lê Gia đã có mặt trên các siêu thị lớn toàn quốc: VinMart, AEON, Co.opmart... nhiều sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đến các thị trường khó tính như: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Được biết, công ty đang tiếp tục nâng thương hiệu sản phẩm OCOP nước mắm từ 4 sao lên 5 sao và đầu tư nhà máy có diện tích 1.300m2 tại xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa). Dự kiến tháng 5/2024 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động. Đây sẽ là nơi sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu các loại mắm truyền thống 5 sao giúp khách có sự trải nghiệm mới mẻ tại khu du lịch Hải Tiến và góp phần gia tăng giá trị du lịch cho địa phương.
Bài và ảnh: Minh Vũ
{name} - {time}
-
2024-11-11 09:39:00
Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
-
2024-11-08 14:47:00
Giữ nghề truyền thống mắm tép Yên Dương
-
2024-03-17 14:38:00
Cần mở rộng liên kết tiêu thụ gạo nếp Cay Nọi
Vinamilk cùng nông dân “hồi sinh” những vùng đất nghèo cằn cỗi
Trăn trở với nghề mắm truyền thống cha ông
Kẹo nhãn Châu Lang: Sự khác biệt tạo nên thương hiệu
Người phụ nữ sở hữu 2 sản phẩm OCOP 3 sao
Xây dựng thương hiệu cho mật ong
Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP
Hành trình đưa nông sản quê hương “xuất ngoại”
Mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Thảo dược sạch từ tự nhiên: Tinh dầu hương nhu trắng HERBAL FARM