Nghệ sĩ và cuộc đối diện với AI
Nếu những năm trước nhiều người chủ yếu lo ngại khả năng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ nhanh chóng thay thế con người trong các ngành nghề truyền thống như lao động tay chân hoặc các công việc hành chính thì nay, nỗi lo ngày càng rộng hơn, AI đã bước chân vào nghệ thuật.
Người ta vốn tưởng rằng công việc sáng tạo là lĩnh vực độc quyền của con người. Chỉ con người với cảm xúc cá nhân riêng biệt mới có thể làm nghệ thuật. Nhưng không, thời thế, thế thời đã thay đổi.
Một kỹ sư lập trình ở Mỹ đã khoe với bạn bè về phần mềm AI do anh tham gia phát triển có thể làm thơ với tốc độ nhanh hơn cái... hắt xì. Tức là chỉ trong 1 phút có thể “sản xuất” ra 60 bài thơ, với những phong cách khác nhau. Tốc độ ấy là mơ ước của bất cứ ai đang ôm mộng thi sĩ.
Trong lĩnh vực âm nhạc, AI không chỉ tham gia vào việc sáng tác mà còn tạo nên một số nhóm nhạc ảo với phong cách biểu diễn thuần thục, đầy biểu cảm không khác gì các nhóm nhạc thần tượng của giới trẻ.
Về bản chất, AI chỉ là một cỗ máy tổng hợp, xáo trộn các nguồn dữ liệu mà nó thu thập được để thực hiện các yêu cầu của con người. Chỉ một câu lệnh đơn giản, AI có thể cho ra kết quả nhanh chóng trong khoảng thời gian đáng kinh ngạc. Đến nay, chưa có một kết quả nào nghiên cứu và đánh giá rõ ràng về chất lượng sản phẩm nghệ thuật mà AI tạo ra.
Tuy vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, một tác phẩm do robot AI thực hiện sẽ được đưa ra đấu giá tại Tuần lễ nghệ thuật số của Sotheby’s diễn ra từ 31/10 đến 7/11/2024. Với tên gọi “AI God”, bức chân dung có kích thước 2,2m được dự đoán sẽ thu về số tiền khổng lồ, từ 100.000 đến 150.000 bảng Anh (tương đương 130.000 - 196.000 USD).
Sự kiện đấu giá này không chỉ đơn thuần là một giao dịch thương mại, mà hơn hết đánh dấu sự kết hợp độc đáo giữa AI và nghệ thuật, đồng thời đặt ra những câu hỏi lớn về tương lai của con người trong bối cảnh công nghệ phát triển không ngừng.
Vậy, con người có cần quá lo ngại không? Suy cho cùng, AI tạo ra những bức tranh trừu tượng, những bản nhạc, những bài thơ có thể trong một cái nhấp chuột nhưng sản phẩm làm ra là dựa trên gợi ý của con người. Nhưng tốc độ “phủ sóng”, khả năng “sáng tạo” của AI thì con người khó có thể theo kịp.
Con người hơn AI chính là ở những rung động trước cái đẹp, phẫn nộ và đấu tranh với cái ác. Công việc sáng tạo là nhu cầu của các nghệ sĩ chứ không phải là bị/được điều khiển để cho ra một sản phẩm chính xác.
Chính nỗi lo thái quá cũng là một trạng thái cảm xúc của con người. Điều này AI không có được. Bởi thế, nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì trong nguy có cơ, trong sự phát triển công nghệ, nghệ sĩ nếu nắm bắt và tận dụng sự tối ưu hóa này, có thể sẽ tạo ra tác động cộng hưởng.
Dù thế nào thì ngày nay con người cũng không thể né tránh công nghệ. Thay vì thế hãy đối diện với AI, sử dụng nó như một công cụ, điều khiển theo mong muốn của mình, thân thiện với nó, tận dụng nó... để tìm tòi thêm những hướng đi mới, xu hướng mới trong nghệ thuật. Sự lo lắng là cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả là các nghệ sĩ phải biết điều khiển AI, phải thật sự là một ông chủ của AI.
Bảo Anh
{name} - {time}
-
2024-11-24 07:25:00
Từ chuyện... một suất cơm
-
2024-11-22 07:24:00
Thuê vàng
-
2024-10-19 10:40:00
Chạy mưa...
Ý thức không thay đổi, khó để xử lý hết vi phạm
Những câu văn không còn hồn nhiên, trong trẻo
Từ “bão miệng” đến “bão lòng”...
Mưa đã ngừng và trời đang sáng dần lên
Khi lòng tốt bị... xếp hạng
Chặn nhân tai
Bão và hoàn lưu bão
Điểm chuẩn vào ngành sư phạm tăng cao: Tín hiệu mừng!
Nhớ những tờ báo cũ của mẹ