(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong bài “Đường đi và người đi - Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa” (in trên TT&VH số ra 18-12-2011) nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng viết:

Nghĩa của “manh” trong từ lưu manh

Trong bài “Đường đi và người đi - Những khám phá thú vị về xã hội người Việt xưa” (in trên TT&VH số ra 18-12-2011) nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng viết:

Nghĩa của manh trong từ lưu manh

“Ngày xưa đi buôn, thường phải thuê người gánh hàng, một người gánh hai thúng gọi là Đểu, hai người gánh chung một thúng hoặc một kiện hàng gọi là Cáng. Dân gánh thuê Đểu Cáng thi thoảng có trộm hàng của chủ buôn, nên chữ Đểu Cáng dần mang nghĩa xấu, cũng như chữ lưu manh - người mù đi lang thang, đôi khi cũng trộm cắp, nên chữ này cũng mang nghĩa xấu.” (Dẫn theo Vương Trí Nhàn).

Trong bài “Nghề “đểu cáng” có gì là xấu?” đăng trên chuyên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” số trước [*], chúng tôi có viết trong phần chú thích: “Thực ra chữ “manh” trong từ “lưu manh” không có nghĩa là “mù” như nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng viết (điều này có được Vương Trí Nhàn phản biện và chúng tôi sẽ nói đến kĩ hơn trong một bài viết khác)”. Theo đây, trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích kĩ hơn lỗi đồng âm dị tự, dị nghĩa trong trường hợp này.

Chữ “manh” nghĩa là “mù” (trong từ “thong manh”) khác với chữ “manh” trong từ “lưu manh”. Đáng chú ý là rất nhiều người nhầm lẫn kiểu này. Ví dụ, GS Nguyễn Lân trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam đã giảng chữ “manh” trong “gian manh” nghĩa là “mù quáng” và giảng từ “gian manh” là “dối trá và làm những việc mù quáng”. Trong sách “Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân - Phê bình và Khảo cứu” (NXB Hội Nhà văn - 2017), chúng tôi (bút danh Hoàng Tuấn Công) đã viết như sau:

“Manh” với nghĩa mù, mù quáng, có tự hình là (bộ mục – nghĩa là con mắt biểu ý), dùng trong các cấu tạo từ như: – manh nhân – người mù; – văn manh – mù chữ. Còn chữ “manh” có tự hình là (dân biểu ý), lại có nghĩa là dân không nghề nghiệp (có khi chỉ dân nói chung), hay dân tha phương cầu thực, nay đây mai đó, mới là nghĩa của chư “manh” trong lưu manh gian manh

Sách Hán tự đồ giải tự điển phân tích chữ “manh” như sau: “Manh Chữ Hội ý. Chữ dân trong Kim văn giống hình con ngươi (mắt) bị một vật nhọn chọc mù, ý chỉ tù binh, nô lệ, những người không có địa vị gì trong xã hội; chữ “vong” vong có nghĩa “bỏ chạy”, biểu thị “manh” là dân rời bỏ cố hương. Nghĩa gốc là dân ở nơi khác đến. Phiếm chỉ bách tính (“bách tính” tức trăm họ, dân chúng nói chung – HTC chú thích). Sách này giải nghĩa từ vựng của “manh” là: 1 cách gọi dân chúng thời cổ đại. 2 không có nghề nghiệp, làm những điều xấu, như lưu manh”.

Vì “manh” vốn có nghĩa là dân, nên ngoài “lưu manh” (nghĩa gốc chỉ dân phiêu dạt, dân không nghề nghiệp) còn có từ “lưu dân” cũng chỉ dân phải rời bỏ quê hương, sống phiêu bạt nay đây mai đó để kiếm ăn. Do những kẻ vô nghề nghiệp, lang thang nay đây mai đó thường là thành phần bất hảo, nên về sau “lưu manh” mang nghĩa xấu. Theo đây, từ “lưu manh” có nghĩa chỉ kẻ lười lao động, chuyên sống bằng trộm cắp, lừa đảo, hoặc xảo trá, lừa đảo theo cách của kẻ lưu manh, chứ không phải là “người mù đi lang thang”; cũng như từ “gian manh” có nghĩa là gian dối xảo quyệt [của phường lưu manh] chứ không phải “dối trá một cách mù quáng”.

Hoàng Tuấn Công (CTV)

Chú thích:

[*]- Để tránh cho những độc giả không đọc được bài “Nghề đểu cáng, có gì là xấu?”, có thể hiểu lầm, chúng tôi xin tóm tắt như sau:

Từ “đểu cáng” (khiêng gánh thuê) và “đểu cáng” (xỏ xiên, lừa đảo), là hai từ đồng âm, nhưng dị tự, dị nghĩa (hoàn toàn độc lập với về nghĩa):

- Đểu cáng 1 (danh từ), chỉ những người khiêng gánh, mang vác thuê, vốn là từ Việt gốc Hán có âm đọc và chữ viết là điêu cang

biến âm thành đểu cáng.

- Đểu cáng 2 (tính từ), nghĩa là xỏ xiên, lừa đảo, bất chấp đạo lí đồng (nghĩa với từ ba que, đểu giả, xỏ lá), là từ Việt gốc Hán, vốn có âm đọc và chữ viết là điêu cang biến âm thành đểu cáng. Do không hiểu nghĩa gốc của “đểu cáng 2” nên người ta suy diễn cho rằng, nó xuất phát từ nghĩa của “đểu cáng 1” mà thành và nghĩ oan cho những người làm nghề “đểu cáng” (gánh “đểu” và gánh “cáng” = người khiêng gánh, cáng thuê).



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]