(vhds.baothanhhoa.vn) - Dự án quy hoạch cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô (xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa) chưa phát huy được hiệu quả. Trong khi đó, người dân luôn phải sống trong nỗi lo ô nhiễm môi trường từ các hộ sản xuất trong khu dân cư.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người dân làng nghề nơm nớp nỗi lo ô nhiễm

Dự án quy hoạch cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô (xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa) chưa phát huy được hiệu quả. Trong khi đó, người dân luôn phải sống trong nỗi lo ô nhiễm môi trường từ các hộ sản xuất trong khu dân cư.

Được biết đến là làng nghề truyền thống, có từ thời xa xưa, nghề ươm tơ, dệt nhiễu tại xã Thiệu Đô đã và đang mang lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Tuy nhiên, do tính chất sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hộ cá thể, nhiều hộ gia đình vẫn ngang nhiên xả nước thải trực tiếp ra môi trường, gây bức xúc trong dư luận. Toàn bộ hệ thống xử lý nước thải, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, không đạt yêu cầu. Trong quá trình sản xuất, các cơ sở ngang nhiên xả thải trực tiếp ra môi trường. Trung bình mỗi hộ sản xuất thải khoảng 3 - 4 khối nước thải/ngày.

Ông Lê Văn T., người dân thôn 7 cho hay, nước thải của các hộ sản xuất men theo đường cống rãnh chảy xuống một chiếc ao tù với diện tích 6.000m2. Vào mùa nắng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, dòng nước đen kịt, đặc quánh.

Theo phản ánh của các hộ dân thôn 7,8,9,10, do nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường, nên tại khu vực trên quanh năm có muỗi, ruồi, nhặng. Đã nhiều lần cử tri, người dân có ý kiến chính quyền địa phương, nhưng không thấy hồi âm. Trong khi, hầu như các cơ sở sản xuất, công ty có diện tích nhỏ, hẹp, chưa có công nghệ xử lý nước thải, khí thải...

Cỏ dại mọc um tùm trong cụm làng nghề.

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 4295/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình: Xây dựng cơ sở hạ tầng cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, bao gồm các hạng mục công trình: Mặt bằng; hệ thống giao thông nội bộ; tường rào; điện áp; rãnh thoát nước thải; bể xử lý nước thải... những mong sau khi xây dựng làng nghề, tập trung các hộ về một đầu mối, góp phần giảm thiểu môi trường.

Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ duy nhất Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Thanh Đức, do ông Hoàng Viết Đức làm chủ có đủ tiềm lực tài chính, xây dựng phân xưởng, hoạt động tại cụm làng nghề.

Theo ông Hoàng Văn Ánh (thôn 9, có nhiều năm trong nghề ), rất nhiều hộ dân làng nghề muốn ra cụm làng nghề hoạt động, sản xuất, nhưng do xã chưa triệu tập các hộ để chia đất sản xuất. Mặt khác toàn xã chỉ còn trên 10 hộ làm nghề ươm tơ, nhưng trong kế hoạch sẽ phân bổ diện tích cho 26 hộ làm nghề.

“Đáng nói, 16 hộ dân còn lại không trong lĩnh vực ươm tơ, dệt nhiễu lại có trong danh sách chia đất tại cụm làng nghề” - ông Ánh cho biết thêm.

Ông Hoàng Bình Thủy - Phó Chủ tịch UBND xã Thiệu Đô, cho biết: “Dự án cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, được triển khai năm 2014, với diện tích trên 25.000m2, đáng lẽ phải bàn giao công trình trong năm 2015, tuy nhiên mãi cuối năm 2017, mới hoàn thiện, vốn dự kiến trên 21 tỷ đồng. Hiện, một số hạng mục công trình đã nghiệm thu nhưng chưa có kết quả thẩm định.”

Mặt khác, hệ thống tường bao quanh, sân bãi cỏ cây mọc um tùm, nguyên vật liệu xây dựng tại khu dự án cụm làng nghề nằm ngổn ngang bên trong khuôn viên...

Theo lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Thiệu Hóa, mức độ ô nhiễm tại khu vực làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô đang ở mức báo động, nhiều cơ sở tự ý xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường, gây hệ quả khôn lường trong đời sống khu dân cư.

Được biết, xã Thiệu Đô hiện có 150 hộ trồng dâu, với diện tích dâu tằm 20 ha. Tổng số hộ ươm tơ 26 hộ và 1 công ty. Bình quân sản xuất từ 100 tấn - 120 tấn kén/năm.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]