(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trong số 49/119 bến đò đủ tiêu chuẩn được cấp phép đang hoạt động chở khách qua sông trên địa bàn Thanh Hóa, có 25 bến được chọn xây dựng “Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn”. Đây là mô hình tốt không chỉ tạo thói quen chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa mà còn xây dựng được nét văn hóa giao thông cho người điều khiển phương tiện và hành khách đi đò.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn’: Cần ý thức của hành khách

(VH&ĐS) Trong số 49/119 bến đò đủ tiêu chuẩn được cấp phép đang hoạt động chở khách qua sông trên địa bàn Thanh Hóa, có 25 bến được chọn xây dựng “Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn”. Đây là mô hình tốt không chỉ tạo thói quen chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa mà còn xây dựng được nét văn hóa giao thông cho người điều khiển phương tiện và hành khách đi đò.

Hiện Thọ Xuân có 2 bến đò được công nhận “Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn” đó là đò Minh Hương và đò Đầm. Tại bến đò Minh Hương (thuộc địa bàn xã Thọ Hải - Thọ Minh) có 2 loại phương tiện tham gia đưa khách qua sông là đò và cầu phao nhưng cầu phao hoạt động là chủ yếu. Bến đò này hiện đang được Hợp tác xã (HTX) Thọ Hải đứng ra quản lý, khai thác theo hình thức cổ phần.

Chủ tịch HĐQT HTX Thọ Hải Ngô Trung Anh cho biết: Khi HTX đứng raquản lý và khai thác bến đò, cầu phao Minh Hương đã bị xuống cấp và không đảm bảo an toàn. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu đi lại của khách, bằng nguồn vốn tự có và xã viên đóng góp HTX đã đầu tư, nâng cấp, cải tạo cầu phao. Toàn bộ những ghi dọc không đảm bảo an toàn được thay bằng ghi ngang và lắp hệ thống điện, lan can... đảm bảo được an toàn cho người và phương tiện, nhất là vào buổi tối.Cùng với việc nâng cấp cầu phao, HTX còn đầu tư làm đường lên xuống, xây dựng nhà chờ và có bảng niêm yết giá với các mức thu theo quy định của Nhà nước. Cầu phao sau khi được đầu tư, cải tạo, nâng cấp đảm bảo được các điều kiện an toàn nên nhiều năm liền chưa xảy ra sự cố. Vì vậy, mô hình này đượchuyện, tỉnh công nhận là mô hình "Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn" từ năm 2015.

Cũng theo ông Anh, ngoài cầu phao hoạt động đưa khách qua sông là chủ yếu, vào mùa mưa bão, hoặc lúc nước sông Chu dâng cao, HTX sẽ tạm thời cho dừng hoạt động cầu phao mà chở khách qua sông bằng đò và trên đò được trang bị áo phao cục nổi.

Mặc dù đã được chủ đò nhắc nhở nhưng vẫn còn hành khách đi đò không chịu mặc áo phao (ảnh chụp tại đò Nga Thủy, huyện Nga Sơn).

So với các bến đò được công nhận là "Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn" do cấp huyện xây dựng, bến đò Nga Thủy (Nga Sơn) đi Đa Lộc (Hậu Lộc) được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi trội về độ an toàn cho khách qua sông. Chủ đò xã Nga Thủy - ôngTrần Văn Diện cho biết: Năm 2015, đò của ông được công nhận là "Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn". Được công nhận là "Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn" đã giúp ông có thêm động lực, cố gắng nhiều hơn nữa để xứng với danh hiệu này. Hơn 30 năm làm nghề chở khách qua sông dù chưa để xảy ra sự cố nào liên quan đến tính mạng con người nhưng ông hiểu làm nghề này không thể lơ là, chủ quan vì chỉ sơ sẩy một chút dễ xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến tính mạng nhiều người.

Do nhận thức đúng được tầm quan trọng của an toàn giao thông đường thủy nênphương tiện của ông Diện lúc nào cũng đảm bảo được các điều kiệnnhư: Đò được đăng kí, đăng kiểm, người điều khiển có chứng chỉ. Ngoài ra, ông Diện thường xuyên nhắc nhở hành khách khi lên đò đứng như thế nào cho an toàn và phải mặc áo phao hay cầm cục nổi.

Trên đây là 2 trong số 25 bến đò được công nhận là “Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn mà chúng tôi đã “mục sở thị”. Ở các bến đò này, nhìn chung cơ sở hạ tầng như: đường lên, xuống đò, nhà chờ... cho đến chất lượng phương tiện đã được chủ phương tiện quan tâm đầu tư nâng cấp, hoặc đóng mới đảm bảo an toàn cho khách qua sông. Ngoài chất lượng phương tiện được đảm bảo, thái độ phục vụ có nhiều chuyển biến. Dễ nhận thấy nhất là nét đẹp văn hóa trong ứng xửnhư nhường chỗ ngồi tốt cho người cao tuổi, trẻ em; giúp đỡkhách lên đò, nhất là những khách mang hàng nặng, cồng kềnh đang xuất hiện ở nhiều bến khách ngang sông. Đặc biệt, có nhiều chủ đò còn hướng dẫn hành khách khi lên đò đứng như thế nào cho an toàn...và nhắc nhởhọ trang bị áo phao, cục nổi khi lên đò...

Tuy đã tạo được những chuyển biến trong hoạt động chở khách qua sông đảm bảo an toàn cũng như xây dựng được nét văn hóa giao thông đường thủy, song thực tế, vẫn còn nhiều hành khách không trang bị áo phao, hay cục nổi khi qua đò. Vì vậy, để tạo thói quen và nét văn hóa cho người tham gia giao thông đường thủy trang bị áo phao hoặc cục nổi như người tham gia giao thông đường bộ phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện, nên chăng chính quyền cơ sở - nơi có bến đò cùng với các chủ đò đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường thủy.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các lực lượng chức năng và các chủ đò cần có thái độ kiên quyết đối với những trường hợp lên đò không trang bị áo phao. Mặt khác, lực lượng chức năng phải tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý đối với các chủ bến đò không trang bị đầy đủ áo phao, cục nổi cho người đi đò. Chỉ khi thực hiện đầy đủ các quy định trên thì “Bến đò văn hóa, văn minh, an toàn” mới thực sự an toàn.

Minh Lý



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]