(vhds.baothanhhoa.vn) - Theo phân tích từ các lực lượng chức năng thì có đến 60% số vụ và 10% tử vong trong số các vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua liên quan đến người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ám ảnh từ "con ma men"

Theo phân tích từ các lực lượng chức năng thì có đến 60% số vụ và 10% tử vong trong số các vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua liên quan đến người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.

Khi rượu, bia “bá vai” cùng tai nạn giao thông

Uống rượu, bia từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày, hay liên hoan tiệc tùng không chỉ gây tác hại rất lớn đến sức khoẻ con người mà còn là tác nhân dẫn đến các vụ TNGT nghiêm trọng.

Theo Giám đốc BVĐK Hợp Lực Nguyễn Thanh Vân và Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Chung thì trong số hàng trăm bệnh nhân nhập viện do TNGT ở các bệnh viện này trong 7 ngày nghỉ Tết vừa qua (từ 29 đến ngày mùng 4 Tết), số bệnh nhân lạm dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện không phải là ít. Tuy nhiên, để thống kê số liệu cụ thểbao nhiêu, cácbệnh viện vẫn chưa tổng hợp vì liên quan đến nhiều yếu tố.

Người uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông không chỉ gây tai nạn cho chính mình mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cách đây không lâu, tại thôn Đông, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc đã xảy ra một vụ TNGT nghiêm trọng giữa 2 xe mô tô đi ngược chiều, khiến 2 nạn nhân Phạm Văn Quốc, sinh năm 1989 ở thôn Cầu Tài, xã Cầu Lộc và Mai Văn Cường, sinh năm 1991, thôn Thiệu Trung, Cầu Lộc tử vongsau ít giờ đưa đến bệnh viện. Nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn cũng chỉ vì nạn nhân này đã sử dụng rượu, bia quá nồng độ, nên không làm chủ được tốc độ.

Cũng liên quan đến rượu, bia khi điều khiển phương tiện, song nạn nhân Lê Văn Hưng ở xã Hoằng Lý, TP Thanh Hoá lại may mắn hơn khi thoát được lưỡi hái tử thần. Anh cho biết: Cũng vì vui bạn nên đã trót sử dụng một lượng bia, rượu quá ngưỡng cho phép. Vì vậy, khi một mình điều khiển xe trong tình trạng có hơi men, trời lại tối nên cứ đi đại chứ có biết gì đâu. May mà... xe đâm va vào cột mốc, chứ nếu tông vào xe ngược chiều có lẽ... Tuy mạng sống giữ được nhưng di chứng từ vụ tai nạn này khiến sức khỏe và trí nhớ của anh giảm sút trầm trọng.

Trên đây chỉ là 2 trong số hàng trăm vụ TNGT xảy ra mỗi năm liên quan đến bia, rượu. Không ít người, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên thừa nhận, họ đã có những cuộc “chè chén”, rồi lái xe trong tình trạng say mềm đến nỗi khi tỉnh rượuhọ không biết mình về nhà bằng cách nào. Và hậu quả của những hành vi liều lĩnh là các vụ TNGT xảy ra gây chấn thương, thậm chí những cái chết thương tâm.

Hạn chế rượu, bia... cách nào?

Giải quyết dứt điểm tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã nâng mức xử phạt cao hơn nhiều so với Nghị định 34/2010/NĐ- CP. Theo đó, các mức xử phạt từ 1 triệu đồng- 2 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1- 3 thángđối với người điều khiển mô tô, xe máy, xe đạp điện khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mili lít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam- 0,4 miligam/ 1 lít khí thở. Đối với người điều khiển xe ô tô sẽ có các mức xử phạt như: Phạt từ 2- 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 1- 3 tháng khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; Phạt từ 7- 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 3-5 tháng khi trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở; Phạt từ 16 triệu - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 4-6 thángkhi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Quy định là vậy, song để xử lý triệt để người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Thiết nghĩ, để hạn chế các vụ TNGT, trong đó có các vụ liên quan đến rượu, bia, việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết. Song, bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng trong việc tập trung xử lý triệt để, kiên quyết đối với người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Làm tốt được điều đó, TNGT liên quan đến rượu, bia không những được kiềm chế mà còn giải quyết được dứt điểm, góp phần làm cho bức tranh an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trở nên sáng màu hơn.

Minh Lý


Minh Lý

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]