(vhds.baothanhhoa.vn) - Ông Lê Văn Thăng - Giám đốc Cảng cá Hòa Lộc cho biết, tình trạng bồi lắng tại cửa lạch cảng cá Hòa Lộc cũng như khu neo đậu tàu thuyền đang là vấn đề cấp bách cần sớm được xử lý trước mùa mưa lũ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cảng cá "đói" tàu, âu thuyền báo động trước mùa lũ

Ông Lê Văn Thăng - Giám đốc Cảng cá Hòa Lộc cho biết, tình trạng bồi lắng tại cửa lạch cảng cá Hòa Lộc cũng như khu neo đậu tàu thuyền đang là vấn đề cấp bách cần sớm được xử lý trước mùa mưa lũ.

Theo đó, tại cửa Lạch Trường, nơi tiếp giáp đường thủy dẫn vào cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão, hằng năm ngoài nguyên nhân do bồi lắng tự nhiên thì một trong những nguyên nhân khác mà Ban quản lý cảng cá Hòa Lộc cho là tác nhân chính dẫn tới thực trạng bồi lắng. Cụ thể, xung quanh khu vực cảng là nơi hai huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc quy hoạch cho dân nuôi ngao thương phẩm. Tình trạng đổ cát cải tạo đồng ngao hàng năm dẫn tới sự bồi lắng ở các âu thuyền cũng như cửa lạch, khiến cho tàu thuyền gặp khó khăn khi ra vào cảng. Điều này bắt buộc nhiều chủ phương tiện đã chọn cho mình những phương án tìm kiếm nơi neo đậu mới, trong đó có cả những cầu cảng trái phép.

Có mặt tại đây, thực tại đìu hiu và khung cảnh “đói” tàu của cảng không khỏi khiến cho nhiều người xót xa. Dù đang là thời điểm chính vụ đánh bắt cá, nhưng nhiều tàu thuyền vẫn phải neo đậu không thể ra khơi, do cửa vào cảng đã bị bồi lắng trên diện rộng. Ngược lại, nhiều tàu đánh bắt về cũng khó cập cảng, thậm chí các phương tiện của ngư dân còn bị mắc cạn, hư hỏng hoặc phải loay hoay tìm bến đỗ tự phát...

Tâm tư cùng các chủ phương tiện, Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc mong mỏi cấp ngành chức năng sớm có giải pháp nạo vét, khơi thông luồng lạch tạo điều kiện cho tàu thuyền thuận lợi ra vào. Bên cạnh đó, huyện cần có quản lý, giám sát chặt chẽ trong công tác nuôi ngao, tránh những trường hợp tự phát, dẫn tới việc bồi lắng, lấn chiếm dòng chảy...

Ông Lê Văn Thăng lo lắng trước tình trạng bồi lắng cửa Lạch Trường và khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.

Tìm hiểu được biết, Cảng cá Hoà Lộc huyện Hậu Lộc được xây dựng từ năm 2007 với mục tiêu đáp ứng cho 200 đến 300 phương tiện tàu, thuyền có công suất từ 400 CV trở lên ra vào neo đậu. Trong khi đó, đối với khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu thuyền nghề cá Lạch Trường (thuộc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc tiếp quản) được đầu tư xây dựng theo QĐ 1019/2010 của UBND tỉnh Thanh Hóa, năm 2016 được đưa vào khai thác sử dụng. Mục tiêu đây sẽ là nơi neo đậu an toàn cho 264 tàu thuyền nghề cá có công suất đến 400 CV hoạt động ở vùng biển Thanh Hóa và các tỉnh lân cận vào tránh, trú bão. Tuy nhiên, nhìn vào thực tại, hàng năm do lưu lượng lũ trên thượng nguồn đổ về, lượng phù sa lớn trong khi hằng năm không có kinh phí đầu tư nạo nét, khơi thông nên hiện tượng bồi lắng trong khu vực âu thuyền lớn, khu vực luồng đậu tàu bị thu hẹp, nhất là thời điểm vào tránh trú bão, tàu thuyền phải đợi nhiều giờ để trực nước thủy triều lên mới vào được. Nhiều tàu bị mắc cạn làm cản trở tàu khác vào neo đậu.

Hiện tại, theo khảo sát của Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc, khu vực âu neo đậu tình trạng bồi lắng đang rất báo động. Khu vực cửa vào âu khi triều kiệt chỉ còn 1m, chỉ tàu công suất nhỏ dưới 50 CV mới vào được, đặc biệt khu neo đậu của tàu 250 CV đã bị bồi lắng từ 11,5m. Cụ thể, khu số 1 (khu neo đậu cho tàu thuyền có công suất từ 90 đến 250 CV) triều kiệt độ sâu luồng neo đậu -0,2m; triều cường độ sâu -1,5m. Khu số 2 (khu neo đậu tàu thuyền dành cho tàu có công suất từ 250 đến 400 CV) triều kiệt có độ sâu luồng đậu -0,5m, triều cường có độ sâu -1,8m.

“Tình trạng bồi lấp tại cảng cá Hòa Lộc đang khiến cho hoạt động tàu thuyền, việc làm ăn sinh sống của bà con ngư dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm quan tâm khắc phục, để đảm bảo cho hoạt động khai thác của ngư dân, và việc tránh trú của tàu, thuyền khi mùa mưa bão đang đến gần” - Ông Lê Văn Thăng - Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Hòa Lộc nhấn mạnh.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]