(vhds.baothanhhoa.vn) - Là người trẻ, sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Thổ ở thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, năm 2013 Nguyễn Lê Ngọc Linh tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sau đó làm truyền thông cho một công ty xuất bản tại Hà Nội. Với ước mơ xây dựng một cuộc sống thân thiện: Con người thân thiện với con người; con người thân thiện với môi trường và muôn loài, cuối năm 2018 Linh về quê lập nghiệp, xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ” với 3 ha đất đồi bố mẹ cho mượn.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Là người trẻ, sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Thổ ở thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, năm 2013 Nguyễn Lê Ngọc Linh tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sau đó làm truyền thông cho một công ty xuất bản tại Hà Nội. Với ước mơ xây dựng một cuộc sống thân thiện: Con người thân thiện với con người; con người thân thiện với môi trường và muôn loài, cuối năm 2018 Linh về quê lập nghiệp, xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ” với 3 ha đất đồi bố mẹ cho mượn.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Ngay sau khi vay mượn đủ nguồn vốn, Linh bắt đầu cải tạo vùng đất đã được nghỉ ngơi 1 năm bằng chuối, các cây họ đậu để tái sinh lại cây rừng như: lát, lim, mắc khén, tiêu rừng... Cây trồng được “bao bọc” trong môi trường sạch: đất sạch, không khí sạch, ոս̛օ̛́ᴄ sạch. Ngoài ra, quá trình trồng trọt hữu ᴄơ sẽ giúp bổ sung chất hữu ᴄơ cho đất đai, tái ᵴιոɦ rừng và phủ xɑոɦ núi đồi.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Khi đất có nhiều mùn và sinh khối hơn, Linh bắt đầu đưa thêm các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu vào trồng bên cạnh cây rừng.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Đến nay, mô hình “Vườn rừng bản Thổ” đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như: lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi… cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, kết hợp nuôi ong, gà trong rừng.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Bên cạnh đó, mô hình “Vườn rừng bản Thổ” cũng hướng tới việc đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm nông sản hữu cơ.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Các sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng và các loại cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi… được giới thiệu tại chỗ và bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Tại vòng chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, dự án của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã đoạt giải đặc biệt.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Hiện mô hình “Vườn rừng bản Thổ” của Nguyễn Lê Ngọc Linh đã cho thu nhập 500 đến 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ với mức lương mỗi tháng 5 triệu đồng.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

Đến với mô hình “Vườn rừng bản Thổ” du khách sẽ được trải nghiệm nếp sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người dân tộc Thổ.

Cô gái trẻ với mô hình “Vườn rừng bản Thổ”

“Mơ ước của em là xây dựng được một nhà máy chế biến nông sản; phát triển du lịch bền vững gắn liền với khôi phục văn hóa cổ truyền của người dân tộc Thổ. Em hi vọng hướng đi này sẽ góp phần thay đổi diện mạo xã Hóa Quỳ, tạo động lực cho đoàn viên, thanh niên khác quyết tâm lập nghiệp, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương”, Linh tâm sự.

Phan Nga


Phan Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]