(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 25/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 06 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán vụ Thu Mùa năm 2016.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Công điện về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán vụ Thu Mùa năm 2016.

(VH&ĐS) Ngày 25/7/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 06 về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán vụ Thu Mùa năm 2016.

Vụ Thu Mùa 2016 toàn tỉnh gieo cấy được 127.676 ha lúa, hiện các trà lúa đang đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, từ tháng 6 đến nay nắng nóng kéo dài, nhiệt độ trung bình cao hơn so với trung bình nhiều năm, đặc biệt, trong tháng 7 có 16 ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao và không có mưa. Theo dự báo của Đài khí tượng, thủy văn tỉnh Thanh Hóa cuối tháng 7, đầu tháng 8 nắng nóng tiếp tục kéo dài, chưa có khả năng mưa trên diện rộng; trước tình hình trên, diện tích lúa có thể bị thiếu nước khoảng 13.248 ha.

Lúa đang chết dần vì thiếu nước.

Hồ Đông Sơn trơ đáy.

Để đảm bảo đủ tưới nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, nắng nóng gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá cân đối lại nguồn nước thực tế ở các sông hồ, ao trên địa bàn và có các biện pháp quản lí chặt chẽ nguồn nước, hạn chế thất thoát, lãng phí nước ở các hồ đập, chủ động phân phối, hướng dẫn sử dụng nguồn nước hợp lí, thực hiện tưới tiết kiệm, sử dụng nước theo kế hoạch nhằm hạn chế tối đa tình hình hạn hán có thể xảy ra, nhất là những vùng, khu vực thường xuyên khó khăn về nguồn tưới nước. Phối hợp với các công ty khai thác công trình thủy lợi thực hiện nghiêm túc phương án chống hạn đã đề ra. Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, giao nhiệm vụ cụ thể cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn, và phân công cán bộ các phòng, ban trực tiếp xuống các địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác chống hạn cho lúa vụ Thu Mùa năm 2016.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Giám đốc các công ty khai thác công trình thủy lợi theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, kiểm tra nắm chắc tình hình nguồn nước, khu tưới, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước của từng công trình đầu mối. Đồng thời, đóng mở các cống ở cửa sông, cửa biển hợp lí để giữ nước ngọt, ngăn nước mặn, kiểm soát chặt chẽ độ mặn để lấy nước tưới đảm bảo, có biện pháp xử lí nhiễm mặn kịp thời ở các vùng triều.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh còn giao cho Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Điện lực Thanh Hóa, các cơ quan báo chí thường xuyên cập nhật thông tin, theo dõi sát diễn biến của thời tiết, khí hậu, kịp thời thông tin, cảnh báo hướng dẫn các biện pháp chống hạn và xâm nhập mặn cho cây trồng.

P.V



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]