(vhds.baothanhhoa.vn) - Cuộc sống của hàng trăm hộ dân huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hoá) từ nhiều năm nay gặp không ít những khó khăn do không có điện lưới. Dù được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng một số dự án được triển khai xong vài hạng mục thì rơi vào thảm cảnh “đắp chiếu”, người dân thì mòn mỏi chờ trong vô vọng?!

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Đói vốn” dự án điện lưới dang dở, dân mòn mỏi chờ

Cuộc sống của hàng trăm hộ dân huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hoá) từ nhiều năm nay gặp không ít những khó khăn do không có điện lưới. Dù được Nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng một số dự án được triển khai xong vài hạng mục thì rơi vào thảm cảnh “đắp chiếu”, người dân thì mòn mỏi chờ trong vô vọng?!

Bao giờ bản nghèo thoát cảnh đèn dầu?

Chúng tôi đến xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh, sự khởi sắc về diện mạo địa phương thấy rõ. Đặc biệt là sự quyết tâm của lãnh đạo chính quyền nơi đây trong công tác xây dựng xã NTM. Thế nhưng hiện tại 4 thôn bản ở đây còn chưa có điện lưới quốc gia.

Chị Trần Thị H., thôn Tân Cương cho biết: “Muốn có điện sáng phục vụ cuộc sống, nhiều hộ dân phải tự bỏ tiền kéo “chui” từ nơi khác về dùng, với giágần 4.000 đồng/số điện. Thế nhưng, kéo được điện rồi, do khoảng cách quá xa nên điện rất yếu. Ngoài việc thắp sáng thì người dân không thể sử dụng điện vào bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh bất kỳ. Có điện cũng như không khi mà cái máy xay xát, cái tủ lạnh... cũng không thể sử dụng”.

Cùng chung thực trạng trên, tại thôn Tân Biên, Tân Thuỷ, Tân Bình (xã Tân Phúc) cũng đang trong tình cảnh “đèn dầu”. Đó cũng là nguyên nhân khiến những thôn bản này nhiều năm qua luôn được liệt trong danh sách chậm phát triển, nghèo khó nhất của huyện miền núi Lang Chánh.

Không chỉ xã Tân Phúc, tình trạng “đèn dầu” cũng đang là thực tại buồn tại thôn Cắm, thôn Nê (xã Đồng Lương). Hàng trăm hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường nhiều năm qua do chưa có điện lưới phục vụ sinh hoạt và sản xuất nên người dân bất đắc dĩ phải sử dụng điện “chui” với giá đắt đỏ. Một hộ dân nơi đây cho biết, “không có điện đồng nghĩa với việc người dân mù mịt về thông tin, kiến thức. Con trẻ học hành cũng gặp không ít khó khăn, thiếu thốn”...

Được biết, năm 2009 từ nguồn vốn của Chương trình 30a, 135, huyện miền núi Lang Chánh được Nhà nước đầu tư 3 công trình điện lưới phục vụ các thôn Xuốm, Cắm (xã Đồng Lương); thôn Khụ I, Khụ II, xã Giao An và Tân Cương, Tân Biên (xã Tân Phúc). Tuy nhiên, hiện các công trình điện vẫn trong tình trạng dang dở? Số cột điện bê tông được chôn dựng kiên cố, 6 trạm biến áp đang nằm trơ trọi mặc thời gian và mưa gió huỷ hoại...

Huyện Lang Chánh hiện còn 8 thôn, bản với hơn 3 nghìn nhân khẩu ở những vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có điện lưới quốc gia để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đối với những xã được thụ hưởng đầu tư dự án 30a, 135 nhưng “đắp chiếu” như Tân Phúc, Đồng Lương đã nhiều lần người dân kiến nghị lên phòng ban chức năng huyện, tuy nhiên câu trả lời cho những kiến nghị ấy là lý do “thiếu vốn” hoặc phải “chờ đợi!”...

Dự án điện lưới “đói vốn” nhiều hạng mục phơi sương phơi nắng, xuống cấp, lãng phí tại thôn Tân Cương, xã Tân Phúc (Lang Chánh).

Không có hồ sơ bàn giao, không thể đầu tư mới?!

Theo báo cáo của UBND huyện Lang Chánh, dự án điện này là nguồn tiếp dư của dự án 30a cho các xã 135... Địa phương chọn 5 công trình/5 xã (Giao An, Quang Hiến, Tân Phúc, Đồng Lương, Giao Thiện) mỗi công trình 300 triệu đồng, các xã tự lựa chọn công trình, nhưng đến nay chỉ có Giao An và Quang Hiến là đóng điện được. Riêng công trình điện ở xã Tân Phúc theo thiết kế dự toán hơn 1 tỷ đồng nên khi dựng xong cột thì cũng hết kinh phí. Vì vậy, các nhà thầu dừng lại từ năm 2009 đến nay.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Quang Thế - Phó Giám đốc Điện lực Lang Chánh cho biết: “Tại 2 thôn Nê và thôn Cắm hiện đã có phương án đầu tư sắp tới sẽ triển khai. Riêng thôn Tân Tiến, Tân Bình... được UBND huyện đầu tư từ rất lâu rồi nhưng đến nay, dự án triển khai đã hết nguồn vốn nên dừng dang dở, không thể bàn giao cho phía điện lực được. Bất cập ở chỗ, nếu điện lực đầu tư một đường dây mới vào các thôn bản trên thì cũng lúc sẽ có 2 đường dây chạy song song, lãng phí”.

Trong khi đó, để tận dụng những hạng mục đầu tư từ dự án trước đây, ông Thể cho rằng, những thủ tục bàn giao, thanh quyết toán không có nên không đủ cơ sở để bàn giao cũng như tiếp nhận. Đã nhiều lần phía điện lực kiến nghị vấn đề này nhưng thực tế cái quan trọng nhất là hồ sơ thanh quyết toán không có, do công trình đang triển khai dang dở nên không thể bàn giao.

Trước thực trạng trên, huyện Lang Chánh cũng đã kiến nghị Sở Công thương, Công ty Điện lực Thanh Hóa tiếp tục đầu tư các công trình điện. Được biết, lãnh đạo Sở Công Thương cũng đã kiến nghị UBND tỉnh và UBND tỉnh cũng đang đề nghị Bộ Công thương xem xét nhưng vẫn chưa thấy kết quả.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]