(vhds.baothanhhoa.vn) - Báo cáo từ UBND các huyện, thị xã, thành phố, thời kỳ 1965 - 1971 có 10.136 người tham gia lực lượng vận tải thuyền nan thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm vào chiến trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải quyết chế độ cho lực lượng vận tải thuyền nan trong kháng chiến

Báo cáo từ UBND các huyện, thị xã, thành phố, thời kỳ 1965 - 1971 có 10.136 người tham gia lực lượng vận tải thuyền nan thực hiện nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm vào chiến trường.

Mới đây, Sở LĐ,TB&XHtỉnh Thanh Hóa đã có báo cáo đề xuất với UBND tỉnh ban hành phương án giải quyết chính sách đối với các đối tượng này.

Theo thông tin ghi chép từ các ngành và cá nhân liên quan được Sở LĐ-TB&XH sưu tầm, tổng hợp: Bước vào năm 1965, miền Bắc nói chung và Thanh Hóa nói riêng đã chuyển sang thời kỳ vừa chiến đấu vừa sản xuất. Trong hoàn cảnh các tuyến đường bộ, đường sắt, đường biển bị địch đánh phá ác liệt, nhiệm vụ đặt ra là phải có một loại phương tiện vận tải mới phù hợp với điều kiện chiến tranh để vận chuyển lương thực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ngày 26/9/1965 Ủy ban hành chính tỉnh có Quyết định số 2642/ĐK thành lập Công ty Vận tải thuyền nan chống Mỹ do đồng chí Đào Đức Hinh, Phó trưởng ty GTVT trực tiếp làm chủ nhiệm. Sau đó nhiều công trường sản xuất thuyền nan dọc theo sông Mã, sông Chu trên địa bàn tỉnh đã được mở với sự tham gia của hàng nghìn người tay nghề giỏi từ các địa phương. Tháng 10/1965, đoàn thuyền nan 800 chiếc đã ra quân dọc theo tuyến lửa kênh đào nhà Lê, đưa hàng ra tiền phương và tới đích an toàn. Đến hết năm 1965 Công ty đã có 2.500 thuyền, vận chuyển được 9.915 tấn hàng hóa.

Tháng 9/1968, thực hiện yêu cầu của Trung ương về việc điều động Công ty Thuyền nan Thanh Hóa vào tuyến lửa, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1854-TC-UBHC thành lập Đoàn Vận tải Lam Sơn. Trong 2 năm 1969 - 1970, Đoàn Vận tải Lam Sơn đã vận chuyển cho chiến trường 103.400 tấn hàng và trong nội địa 33.600 tấn hàng.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong tuyến B trở về, Công ty thuyền nan chống Mỹ được quyết định nhập vào Công ty Vận tải sông biển (25/2/1971). Trong giai đoạn từ 1965 - 1971, lực lượng vận tải thuyền nan đã huy động khoảng 17 nghìn lượt người và hơn 12 nghìn chiếc thuyền tham gia phục vụ chiến trường. Theo kết quả rà soát của Sở LĐ-TB&XH, tổng số đối tượng tham gia lực lượng vận tải thuyền nan từ 1965 - 1971 là 10.136 người, trong đó có 6.170 người còn sống, 3.966 người đã từ trần, thuộc 23/27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, nhiều nhất là các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc.

Lực lượng vận tải thuyền nan góp phần quan trọng làm nên chiến thắng của dân tộc trong kháng chiến chống Mỹ (ảnh tư liệu).

Những năm qua, việc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người có công được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, lực lượng vận tải thuyền nan với tính chất là đối tượng đặc thù của tỉnh Thanh Hóa đến nay vẫn chưa được giải quyết chế độ, chính sách. Đánh giá việc giải quyết chế độ, chính sách cho các đối tượng này là việc làm cần thiết, UBND tỉnh đã giao các sở, ban, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ đối với hơn 10 nghìn đối tượng.

Cho ý kiến về vấn đề này tại kỳ họp UBND tỉnh tháng 11 vừa qua, ông Trần Văn Hải - Giám đốc Sở GTVT cho rằng: Việc thực hiện chế độ chính sách đối với các đối tượng tham gia lực lượng vận tải thuyền nan trong kháng chiến sẽ đáp ứng được mong mỏi của người dân đã nhiều năm đề nghị xem xét ban hành chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, ông cũng cho biết việc rà soát thông tin gặp nhiều khó khăn do hồ sơ lưu trữ không đầy đủ chính vì vậy cầnphối hợp cùng chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để tổng hợp số liệu. Đại diện các sở, ban, ngành liên quan như Sở Tài chính, Ủy ban MTTQ tỉnh, Hội cựu chiến binh, BCH Quân sự tỉnh cũng thống nhất cao với việc ban hành một chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thuộc lực lượng này.

Chủ tịch UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, đoàn thể liên quan để hoàn thiện chính sách trong đó Sở LĐ-TB&XH giữ vai trò chủ trì. Việc ban hành chính sách sẽ góp phần quan trọng đáp ứng mong mỏi của người dân và thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đối với đối tượng người có công.

Nguyên Mai


Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]