(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau hơn 7 năm thực hiện, với sự vào cuộc của các cấp, ngành và sự hưởng ứng tham gia của người dân, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), người khuyết tật (NKT) theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã nâng cao trình độ tay nghề cho LĐNT, góp phần phát triển KT-XH ở các địa phương. Chất lượng đào tạo nghề càng được nâng lên, tỷ lệ lao động học xong có việc làm đạt trên 85%... Tuy nhiên, trong việc thực hiện đề án này cũng đang có nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gỡ “nút thắt” đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Sau hơn 7 năm thực hiện, với sự vào cuộc của các cấp, ngành và sự hưởng ứng tham gia của người dân, Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), người khuyết tật (NKT) theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã nâng cao trình độ tay nghề cho LĐNT, góp phần phát triển KT-XH ở các địa phương. Chất lượng đào tạo nghề càng được nâng lên, tỷ lệ lao động học xong có việc làm đạt trên 85%... Tuy nhiên, trong việc thực hiện đề án này cũng đang có nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

Khó ở đầu vào

Cái khó đầu tiên trong công tác đào tạo nghề LĐNT phải kể đến trong công tác tuyển sinh học nghề. Một số bộ phận người lao động chưa thực sự muốn học nghề, nâng cao năng suất lao động, giải quyết việc làm đặc biệt là NKT. Trong khi đó, việc dạy nghề nông nghiệp mới chỉ ở mức độ bổ sung thêm kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây trồng vật nuôi chứ chưa tạo ra được những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Còn một số nghề phi nông nghiệp thì mới chỉ giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, chưa thể coi đây là nghề chính...

Năm 2017, Công ty Cổ phần Dụng cụ Thể thao Delta (Hoằng Hóa) đã mở 6 lớp may công nghiệp với 200 học viên, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo Đề án đào tạo nghề cho LĐNT là 400 triệu đồng. Sau đào tạo, 100% học viện được nhận vào công ty làm việc và có việc làm ổn định với mức lương bình quân từ 4,5- 5 triệu đồng/ người/ tháng. Ông Nguyễn Tiến Đức, Giám đốc công ty này cho biết: “Đối với công ty, việc đào tạo nghề là nhu cầu rất cấp thiết, vì nếu không đào tạo thì không có lao động. Công ty chúng tôi có 4 khu nhà xưởng và phải cần tới 5.000 lao động nhưng hiện chỉ mới có hơn 2.000 lao động...”.

Tại huyện Quảng Xương, các nghề được đào tạo ra vẫn được duy trì cho đến lúc này và nhu cầu học nghề của người lao động là rất lớn. Tuy nhiên, khó cho huyện khi Quảng Xương nằm “kẹt” giữa 3 khu công nghiệp nên dẫn tới phần lớn lực lượng lao động trẻ đã đi đến các công ty. Còn đối tượng ở nhà thì nhu cầu rất lớn nhưng thường đã quá tuổi lao động hoặc ở sản, không tham gia các lớp đào tạo được và họ thường được truyền nghề từ một người được đào tạo nghề không bài bản nên chất lượng sản phẩm thấp, thu nhập kém.

Lớp học nghề thủ công mỹ nghệ mây tre đan tại xã Quảng Long, huyện Quảng Xương.

Ông Bùi Sỹ Hào - Phó trưởng phòng LĐTB&XH huyện Quảng Xương cho rằng: “Tỉnh nên có kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho dạy nghề LĐNT sớm hơn, vào đầu quý II để cơ sở dạy nghề cũng như doanh nghiệp chủ động hơn và quan trọng là việc đào tạo lao động không bị ngắt quãng...”.

Khó cả ở đầu ra

Ngay tại huyện Triệu Sơn, sau hơn 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, NKT, một số nghề phi nông nghiệp đã không thể duy trì. Có nghề được duy trì như mây tre đan do một doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm, hiện cũng đang dừng hoạt động.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Triệu Sơn: “Khó ở chỗ là đào tạo ra mà không có thị trường tiêu thụ, không sản xuất được, năm trước năm sau lại bỏ nghề, lại đi học nghề khác. Năm 2018, có thể Triệu Sơn sẽ xin đăng ký nghề thêu ren. Thực tế, trước đây nghề này cũng đã được đào tạo nhưng sau đó thì doanh nghiệp đã ngừng hoạt động một thời gian và hiện họ muốn quay trở lại để mở lớp. Theo tôi, đào tạo nghề cho LĐNT, được vẫn là được nhưng nghề chưa cơ bản, mức độ vẫn hạn hẹp ở nguồn vốn, liên kết đào tạo, thị trường đầu ra...”.

Còn tại huyện Như Xuân, hàng năm, ngoài ngân sách của Nhà nước, huyện còn hỗ trợ mỗi năm 200 triệu đồng cho đào tạo nghề. Điều đáng mừng là khi đào tạo xong, lao động có nhu cầu đều giải quyết được việc làm. Tuy nhiên, theo chia sẻ của ông Đinh Văn Phương - Giám đốc Trung Tâm GDNN- GDTX huyện Như Xuân, mặc dù việc đào tạo nghề cho LĐNT có hiệu quả nhưng vẫn còn những băn khoăn.

Ông Phương mong muốn: “Chúng tôi mong có sự gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề sẽ được chặt chẽ hơn và có một cơ chế, chế tài để doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động, với những nghề mang tính chất kỹ thuật thì người lao động phải được đào tạo qua một cơ sở dạy nghề nào đó để có được chứng chỉ và ít nhất hình thành ý thức, tư duy về môi trường công nghiệp ấy như thế nào...”.

Thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà ở đó cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ vai trò của công tác đào tạo nghề cho LĐNT thì công tác đào tạo nghề ở địa phương đó thực hiện tốt. Mà muốn thực hiện tốt công tác dạy nghề cho LĐNT thì cấp xã phải là trung tâm, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo... Cấphuyện là cơ quan tổ chức thực hiện đề án, xác định nghề đào tạo phù hợp, lựa chọn cơ sở dạy nghề đủ điều kiện, có uy tín, chất lượng để ký hợp đồng dạy nghề...

Trong 7 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho LĐNT, NKT (2010 - 2017), toàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức được 1.691 lớp dạy nghề cho 51.529 LĐNT. Tổng kinh phí thực hiện các hoạt động Đề án giai đoạn 2010-2017 là 185.617, 781 triệu đồng.

Thiện Nhân


Thiện Nhân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]