(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa hiện có hơn 1 ngàn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (theo chương trình EPS) đã hết thời hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước. Số lao động này được tập trung chủ yếu ở các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn. Việc có nhiều lao động ở lại cư trú bất hợp pháp không chỉ khiến cho các địa phương này bị tạm dừng tuyển dụng lao động sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS mà còn làm mất đi cơ hội của những lao động muốn sang Hàn Quốc làm giàu bằng con đường xuất khẩu lao động. Làm cách nào để những lao động hết thời hạn hợp đồng tại Hàn Quốc hồi hương là vấn đề không hề đơn giản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lời giải nào cho lao động hết thời hạn hợp đồng không chịu hồi hương?

Thanh Hóa hiện có hơn 1 ngàn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc (theo chương trình EPS) đã hết thời hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước. Số lao động này được tập trung chủ yếu ở các huyện: Đông Sơn, Hoằng Hóa, Nga Sơn, thành phố Thanh Hóa và huyện Triệu Sơn. Việc có nhiều lao động ở lại cư trú bất hợp pháp không chỉ khiến cho các địa phương này bị tạm dừng tuyển dụng lao động sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS mà còn làm mất đi cơ hội của những lao động muốn sang Hàn Quốc làm giàu bằng con đường xuất khẩu lao động. Làm cách nào để những lao động hết thời hạn hợp đồng tại Hàn Quốc hồi hương là vấn đề không hề đơn giản.

Hơn 1.000 lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Năm 2018, Thanh Hóa có 5 huyện, thành phố(Đông Sơn, Hoằng Hóa, Triệu Sơn, Nga Sơn và TP Thanh Hóa) bị tạm dừng tuyển dụng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS. Nguyên nhân là do những địa phương này đều có từ 60 lao động trở lên đã hết thời hạn hợp đồng nhưng vẫn đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Thực trạng lao động là người Thanh Hóa bỏ trốn sau khi kết thúc hợp đồng lao động tại Hàn Quốc đã diễn ra trong nhiều năm qua và chính quyền các cấp, ban ngành liên quan đã vào cuộc bằng cách: Đến tận nhà có người tham gia xuất khẩu lao động đã hết thời hạn hợp đồng, hoặc sắp hết hợp đồng để tuyên truyền, vận động thân nhân kêu gọi người lao động về nước đúng hạn... Thế nhưng, mọi cố gắng nỗ lực đều không đem lại hiệu quả. Tình trạng người lao động hết thời hạn hợp đồng không chịu hồi hương mà ở lại cư trú bất hợp pháp vẫn không thuyên giảmvới con số hiện đã tăng lên đến hơn ngàn người.

Điều đáng nói, những lao động đã hết thời hạn hợp đồng nhưng không chịu về nước, họ đều nhận thức được rằng, cư trú bất hợp pháp là vi phạm pháp luật của nước sở tại, sống chui lủi vì phải trốn tránh lực lượng chức năngphía Hàn Quốc... và phải đối mặt vớinhiều rủi ro, nhất là tai nạn lao động. Song, họ vẫn chấp nhận, bởi cho rằng: “Về nước, đồng nghĩa họ tựmình đánh mất đi mức thu nhập khoảng 60 triệu đồng/tháng (tiền Việt Nam) vì cơ hội để được quay trở lại Hàn Quốc làm việc... đối với họ rất khó. Chính vì có tư tưởng như vậy nên đa số lao động là người Việt Nam nói chung và người Thanh Hóa nói riêng, đặc biệt là những lao động ở 5 địa phương nói trênđi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Hàn Quốckhi hết thời hạn hợp đồng đều không chịu về nước mặc cho người thân,chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động.

Nếu tỷ lệ người cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không giảm xuống, các huyện có thể bị cấm tiếp vào năm 2019.

Hơn 7 năm đi XKLĐ tại Hàn Quốc nhưng mãi cuối tháng 10/2018, anh Lê Lệnh Hải, thôn 4, xã Đông Minh, huyện Đông Sơn mới chịu hồi hương. Anh Hải về nước không phải do gia đình, chính quyền tuyên truyền, vận động mà do anh bị nhà chức trách của nước sở tại bắt giữ rồi trục xuất vì cư trú bất hợp pháp. Theo anh Hải, anh chấp nhận vi phạm Luật Cư trú của nước sở tạibởi cơ hội trở lại Hàn Quốc của anh không còn vì anh đã qua tuổi 45. Tuy phải luôn sống trong tâm trạng lo sợ vì trốn tránh nhà chức trách và công việc không ổn định nhưkhi đang còn trong thời hạn hợp đồng. Song, đổi lại, anh vẫn có thu nhập 40 triệu đồng/tháng -cao gấp nhiều lần so với khi về nước. Từ khi về nước đến nay mới hơn 1 tháng nhưng anh cảm thấy sốt ruột vì chưa tìm và nghĩ mình sẽ làm nghề gì để có thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng?.

Trái ngược với tư tưởng của đa số lao động hết thời hạn hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc nhưng không chịu về nước, anh Nguyễn Hữu Khương, sinh năm 1987, thôn Luyện Phú, xã Hoằng Đạo, huyện Hoằng Hóa đã về nước đúng thời hạn. Theo anh Khương, về nước đúng thời hạn hợp đồng,nhiều bạn bècùng làm việc tại Hàn Quốc với anh đều cho rằng anh là người “điên” vì cơ hội trở lại rất khó. Tuy nhiên, khi nghe người thân trong gia đình nhiều lần gọi điện động viên anh về nước đúng hạn, anh không ngần ngại, bỏ qua những lời khuyên nhủ của bạn bè để về nước đúng hạn. Anh cho biết: Cơ hội quay trở lại làm việc tại Hàn Quốc của anh không phải là không còn. Song, đi vào thời điểm nào, thực tình anh cũng chưa nghĩ đến vì trước mắt, anh đi kiểm tra sức khỏevà chữa xong bệnh viêm xoang rồi về mới tính.

Giải pháp nào cho lao động cư trú bất hợp pháp hồi hương?

Với hơn ngàn lao động Thanh Hóa cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đang thách thức pháp luật, tạo rào cản, làm mất đi cơ hội của những lao động khác muốn sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS. Đáng nói có rất nhiều lao động đã học xong tiếng Hàn nhưng hiện không được tham gia dự tuyển khiến cuộc sống của gia đình họ trở nên vô cùng khó khăn. Anh Trần Đình Quang, xã An Nông, huyện Triệu Sơn quyết định chọn con đường XKLĐ sang Hàn Quốc sau khi tốt nghiệp THPT. Để có tiền lo ăn học tiếng Hàn và chi phí xuất cảnh, gia đình anh đã vay mượn tiền của anh em và ngân hàng. Song hiện tại, huyện Triệu Sơn đang bị tạm dừng tuyển nên anh Quang đành khăn gói ra Hà Nội tìm công việc khác để mưu sinh. Không chỉ anh Quang mà rất nhiều lao động khác thuộc các huyện, thành phố bị tạm dừng tuyển dụng lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đều trong tình trạng “treo giò” dù đã hoàn thành xong việc học, thi tiếng Hàn nhưng không được xuất cảnh.

Làm thế nào, để những lao động cư trú bất hợp pháp hồi hương...? Một mặt UBND tỉnh Thanh Hóa đang yêu cầu các ngành chức năng, các địa phương vào cuộc đồng bộ, quyết liệt để tuyên truyền, vận độnglao động cư trú bất hợp pháp về nước; Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện các quy định mới của Chính phủ Hàn Quốc áp dụng đối với lao động về nước đúng thời hạn và các biện pháp xử lý đối với lao động cư trú bất hợp pháp, lao động bỏ trốn, vi phạm hợp đồng. Sở này cũng tập trung theo dõi, cập nhật tình hìnhlao động gần hết hạn hợp đồng để phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố tổ chức tuyên truyền, vận động đưa con em về nước; phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh xử phạt lao động bỏ trốn, lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốtnhằm chấmdứt tình trạng lao độngcư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc khi hết thời hạn hợp đồng ngoài quan tâm tuyên truyền, giáo dụcnâng cao ý thức tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật giữa 2 nước đối với người lao động cũng cầnyêu cầu các doanh nghiệp phía Hàn Quốc không tuyển dụng lao động khi hết hợp đồng. Nếu yêu cầu này được phía doanh nghiệp Hàn Quốc chấp thuận, những lao động khi hết thời hạn hợp đồng sẽ không còn con đường nào khác... đành phải chấp thuận về nước. Và như vậy, bài toán giải quyết tình trạng lao động hết thời hạn hợp đồng tại Hàn Quốc về nước đúng hạn mới có hồi kết.

Minh Xuyên


Minh Xuyên

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]