(vhds.baothanhhoa.vn) - Khu di tích đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm ở xã Xuân Lập (Thọ Xuân) được công nhận Di tích lích sử - văn hóa cấp Quốc gia. Ông là một trong những bậc khai quốc công thần thời Lê sơ, có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyễn Nhữ Lãm - Khai quốc công thần thời Lê sơ

Khu di tích đền thờ và lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm ở xã Xuân Lập (Thọ Xuân) được công nhận Di tích lích sử - văn hóa cấp Quốc gia. Ông là một trong những bậc khai quốc công thần thời Lê sơ, có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyễn Nhữ Lãm - Khai quốc công thần thời Lê sơ

Cổng vào khu lăng mộ Nguyễn Nhữ Lãm ở xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân.

Theo sử sách, Nguyễn Nhữ Lãm sinh năm Mậu Ngọ (1378) trong một gia đình nghèo làm nghề đánh cá, làm ruộng ven sông Chu tại phường Đa Mỹ (còn gọi là làng Mía, sau là Thịnh Mỹ), nay thuộc xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Ông có dáng người cao, đen, có tài biện luận.

Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Lê Lợi. Bấy giờ có tên Đỗ Phú vì hiềm khích với vua đã dẫn người Ngô đào mả Phật hoàng, lấy hài cốt treo ở sau thuyền, đậu bến Giao Xá, vua rất lo buồn. Nguyễn Nhữ Lãm cùng với tướng Trịnh Khả lấy thuyền giả vờ làm người chài lưới, đánh cá bên sông, đội cỏ lên đầu rồi lặn xuống nước, đến thuyền Ngô lấy trộm tiểu đựng hài cốt về mật táng ở xứ cũ.

Nguyễn Nhữ Lãm - Khai quốc công thần thời Lê sơ

Trải qua 10 năm gian khổ cùng nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu dũng cảm, ba lần nghĩa quân bị địch vây hãm ở núi Linh Sơn, được lệnh của Lê Lợi, Nguyễn Nhữ Lãm bí mật về vùng quê Đa Mỹ vận động Nhân dân quyên góp gạo, lương thực, dùng thuyền của vạn chài chở ngược dòng sông Âm tiếp tế nghĩa quân…

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh thắng lợi, xét thưởng cho những người có công đóng góp cho cuộc kháng chiến, Nguyễn Nhữ Lãm trở thành một trong những bậc khai quốc công thần. Năm Tân Hợi (1431) ông làm Chánh sứ sang nước Minh, với tài hùng biện khôn khéo, Nguyễn Nhữ Lãm buộc vua Minh phải công nhận vương triều Lê, và bỏ nhiều yêu sách vô lý khác. Sau chuyến đi sứ nhà Minh trở về, ông được vua khen ngợi, ban cho chữ “Mậu” (nghĩa là cây cỏ tốt tươi, sự nghiệp thịnh vượng). Con cháu sau này đều mang họ Nguyễn Mậu.

Năm giáp Dần (1434) vâng lệnh vua, ông về Lam Kinh dựng Thái miếu thờ Thái mẫu. Tháng 2 năm Ất Mão (1435) ông kiêm chức Hành khiển Tây đạo. Khi tiếp sứ Chiêm Thành, ông đòi hoạch định mốc biên giới, buộc Chiêm Thành cống nộp cho ta…

Nguyễn Nhữ Lãm - Khai quốc công thần thời Lê sơ

Khi mất ông được vua phong tặng Nhập nội Thái Bảo, thụy là Trung Tĩnh, tước Thành quốc công. Đồng thời sắc dụ dân làng Đa Mỹ cùng các làng lân cận của ba tổng Diên Hào, Bất Náo, Kiên Thạch cùng con cháu dòng họ Nguyễn Mậu an tang, xây dựng đền thờ và lăng mộ ông tại quê nhà.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]