(vhds.baothanhhoa.vn) - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) có hiệu lực thực từ ngày 1/7/2011 nhưng nhiều NTD vẫn chưa hiểu rõ, thậm chí không biết về các quyền cơ bản được hưởng. Do vậy, dẫn đến tình trạng NTD không biết bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, không ít NTD còn ngại "va chạm" nên đã bỏ đi những quyền lợi được hưởng trong mua bán và sử dụng sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhìn lại 7 năm triển khai Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bài 1): Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn như “dùi đánh trống thủng”

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) có hiệu lực thực từ ngày 1/7/2011 nhưng nhiều NTD vẫn chưa hiểu rõ, thậm chí không biết về các quyền cơ bản được hưởng. Do vậy, dẫn đến tình trạng NTD không biết bảo vệ mình khi quyền lợi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, không ít NTD còn ngại "va chạm" nên đã bỏ đi những quyền lợi được hưởng trong mua bán và sử dụng sản phẩm.

Số vụ khiếu nại còn ít

Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã ra đời được trên 7 năm, nhưng thời gian qua, thực trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng vẫn phổ biến ở nhiều cấp độ và ngày càng diễn biến phức tạp. Cơ chế, biện pháp chưa đủ mạnh, bao quát, kịp thời, làm chỗ dựa tin cậy cho NTD đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Quyền lợi nhỏ thì người tiêu dùng “tặc lưỡi” bỏ qua, nhưng khi thiệt hại lớn họ cũng không biết làm thế nào để vừa tránh phiền phức, vừa đòi lại được quyền lợi chính đáng. Con số khiếu nại và giải quyết khiếu nại của NTD những năm qua hết sức khiêm tốn. Kết quả, văn phòng tư vấn và hỗ trợ giải quyết khiếu nại, tố cáo của NTD tư vấn cho hàng trăm lượt người qua điện thoại hoặc trực tiếp tại văn phòng, hỗ trợ giải quyết khiếu nại thành công 64 vụ việc. Con số này quá nhỏ so với thực tế giao dịch tiêu dùng tại tỉnh Thanh Hóa.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa cho biết: "Thói quen mua sắm của tôi cũng như nhiều người bạn là thanh toán tiền rồi nhận hàng. Ít khi nào quan tâm đến hóa đơn. Do vậy, vừa rồi khi mua mỹ phẩm về dùng, thấy chất lượng không ổn tôi đem ra đổi. Nhưng cửa hàng cho rằng tôi mua đã nhiều ngày, vì không giữ hóa đơn nên tôi không chứng minh được sản phẩm phải mua ở cửa hàng nên bị từ chối". Khi được hỏi về những quyền lợi được hưởng, chị Lan hoàn toàn bất ngờ khi lần đầu tiên được nghe về Luật Bảo vệ quyền lợi NTD.

Thực tế, Luật Bảo vệ quyền lợi NTD ra đời để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NTD cũng như lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Dù vậy, hiện vẫn còn rất nhiều NTD ít biết hoặc không quan tâm về những quy định này cho dù hằng ngày NTD phải đối mặt với hàng loạt các hành vi vi phạm quyền lợi như: bán hàng hóa kém chất lượng, thực hiện khuyến mãi không trung thực, chế độ bảo hành không tốt từ nhà sản xuất hoặc phân phối. Đây chỉ là số ít trong nhiều câu chuyện khi người tiêu dùng mua phải hàng kém chất lượng, không đúng như quảng cáo nhưng bỏ qua do tâm lý ngại va chạm nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt nuốt đắng cho qua.

Phần lớn người tiêu dùng không biết đến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người tiêu dùng mơ hồ về luật

Để bảo vệ quyền lợi NTD, Luật có những quy định có lợi cho NTD, như NTD khởi kiện dù thua cũng không phải chịu án phí, có quyền khởi kiện, sau 3 ngày cơ quan chức năng phải thụ lý và xét xử; Luật cũng quy định bảo vệ quyền lợi NTD là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân. Nhưng phần lớn hiện nay NTD đều không biết đến sự tồn tại của Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Vậy đâu là nguyên nhân khiến NTD mơ hồ với luật như thế?

Ông Nguyễn Văn Thức - Trưởng Phòng Quản lý thương mại Sở Công thương Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù NTD là đối tượng được pháp luật bảo vệ nhưng đến nay, dù sau một thời gian dài đi vào thực tiễn nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Sở dĩ vậy bởi lực lượng thực thi quá mỏng, chế tài xử phạt chưa nghiêm dẫn đến tình trạng "dùi đánh trống thủng". Nhất là chính quyền cấp xã, còn mơ hồ về công tác bảo vệ quyền lợi NTD, nên chưa chủ động trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Hiện nay, đối tượng phổ biến mới chỉ tập trung ở vùng trung tâm chưa lan tỏa tới các vùng sâu, vùng xa, chưa tiếp cận trực tiếp tới người tiêu dùng, đặc biệt là các nhóm đối tượng NTD đặc thù... nên nhiều NTD vẫn còn mơ hồ về luật”.

Được biết, sau 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (2009 - 2019) và 7 năm thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi NTD (2011 - 2018), các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đăng 681 tin, bài liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi NTD, treo hơn 1.000 băng rôn, 1.000 cờ phướn trên các tuyến đường chính của tỉnh và các siêu thị, trung tâm thương mại; phát 19.800 tờ rơi tuyên truyền cho NTD trên địa bàn tỉnh.

Thực tế, con số NTD biết đến luật vẫn hạn chế và luật ban hành để bảo vệ NTD nhưng NTD lại không biết đến luật?

Đông Hoàng


Đông Hoàng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]