(vhds.baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông, có đường biên giới giáp nước bạn Lào và đường biển dài..., điều này đã tác động không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa: Tập trung tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn, dân số đông, có đường biên giới giáp nước bạn Lào và đường biển dài..., điều này đã tác động không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Hoạt động tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS và tệ nạn mại dâm tại Công ty TNHH Giày Alena Việt Nam.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3.750 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm có hơn 7.468 người nghiện có hồ sơ quản lý, số người nghiện hiện đang sống ngoài cộng đồng là 6.732 người, đang cai nghiện tại cơ sở cai nghiện của tỉnh là 576 người, số đang bị tạm giữ tại Trại giam Công an tỉnh là 160 người. Về tình hình lây nhiễm HIV/AIDS, lũy tích đến cuối tháng 8/2019, toàn tỉnh có 8.295 người nhiễm HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS hiện đang còn sống và đang quản lý là 4.182 người.

Trước tình hình trên, những năm qua, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 138 tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, thông báo của Chính phủ về công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đồng thời ban hành nhiều chỉ thị, đề án, chương trình, kế hoạch công tác có tính chiến lược để lãnh đạo, chỉ đạo và đạt nhiều kết quả quan trọng. Năm 2018 và 8 tháng năm 2019, lực lực phòng, chống ma túy tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ 1.271 vụ, 1.695 đối tượng phạm tội và liên quan đến ma túy, triệt xóa 124 điểm, tụ điểm về ma túy. Bắt xử lý 18 vụ, 60 đối tượng chủ chứa, môi giới mại dâm, mua bán dâm; khởi tố 18 vụ, 18 bị can về hành vi chứa chấp, môi giới mại dâm, xử lý hành chính 42 đối tượng mua bán dâm. Đến cuối tháng 8/2019, toàn tỉnh đang điều trị ARV cho 3.793 bệnh nhân nhiễm HIV; điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho 2.602 người; cai nghiện tại gia đình và cộng đồng cho 1.102 lượt người; cấp phát hàng vạn bơm kim tiêm và bao cao su cho các đối tượng nghiện ma túy, phụ nữ bán dâm.

Trong đó, Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh,ban hành nhiều quyết định, kế hoạch, đồng thời, chỉ đạo các huyện, thị thành phố thành lập kiện toàn và triển khai hoạt động Đội kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm; đăng kí chỉ tiêu xây dựng mới xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm theo Nghị quyết Liên tịch số 01/2008 của Ủy ban Trung ương MTTQVN.

Theo đó, Sở LĐ-TB&XH tổ chức cấp phát 22.000 tờ rơi tuyên truyền về tệ nạn mại dâm, phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa treo pano tuyên truyền phòng, chống tệ mại dâmtại các trục đường chính, tổ chức các lớp tập huấn, các hội thi tìm hiểu, nói chuyện chuyên đề trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm... Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH còn triển khai mô hình “Hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng bằng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới”; duy trì hiệu quả mô hình “CLB phòng, chống mại dâm”; “CLB thanh niên phòng, chống tệ nạn xã hội”... Tiếp tục thực hiện tốt đề án “Vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội trong gia đình và cộng đồng dân cư”; đẩy mạnh các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định số 94 năm 2010 của Chính phủ.

Có thể khẳng định với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, các UBND huyện và đặc biệt sự tập trung chỉ đạo của Sở LĐ-TB&XH, nhiều giải pháp phòng chống mại dâm, công tác xây dựng xã phường thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm đạt được kết quả quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, nâng cao vai trò và trách nhiệm của hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong công tác này. Đặc biệt là công tác tuyên truyền. Cụ thể, Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức truyền thông nói chuyện chuyên đề về phòng chống ma túy cho học sinh; tập huấn trang bị kiến thức kỹ năng phòng tránh cho phụ nữ và trẻ em gái trước hiểm họa mua bán người.

Nguy cơ phát sinh các tệ nạn chủ yếu do xu hướng những người từ các miền quê trong tỉnh và tỉnh ngoài đổ về các đô thị, các khu công nghiệp để tìm kiếm công ăn việc làm để có thu nhập. Ngoài ra, xét về mặt kinh tế, hoạt động mại dâm mang lại siêu lợi nhuận cho bọn tội phạm nên chúng bất chấp pháp luật và dùng mọi thủ đoạn tinh vi xảo quyệt để đạt được mục đích kinh tế. Bên cạnh đó, do địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều huyện, thị xã và thành phố chạy dọc theo Quốc lộ 1A, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tập trung nhiều, nên rất khó khăn trong kiểm soát địa bàn, quản lý đối tượng. Bên cạnh đó tỉnh có khu du lịch Sầm Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp mới đang phát triển, tập trung đông khách du lịch và người làm việc lưu động nên tác động đến sự gia tăng của tệ nạn mại dâm. Và đặc biệt, một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa tập trung trong công tác phòng chống mại dâm.

Thanh Hóa là tỉnh có dân số đứng thứ 3 trong cả nước, nhu cầu tìm kiếm việc làm cao, do đó tội phạm mua bán người đã lợi dụng các chiêu bài như: Đưa người đi lao động tại các thành phố lớn, ra nước ngoài, kết hôn để lừa gạt phụ nữ, trẻ em gái trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhẹ dạ cả tin, mong muốn tìm kiếm việc làm thu nhập cao. Lại thêm địa hình phức tạp, tình hình mua bán ma túy và người nghiện tiếp tục gia tăng. Chính vì thế để bảo đảm an ninh trật tự, phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Thanh Hóa cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phù hợp với từng vùng miền, từng nhóm đối tượng, tập trung ở các địa bàn trọng điểm, trong thanh thiếu niên, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa và nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Theo ông Nguyễn Quang Huy - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH: Dù với những cố gắng và những kết quả đạt được, song công tác phòng chống ma túy và tệ nạn mại dâm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; công tác dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn cho người bán dâm hòa nhập cộng đồng còn hạn chế; và đặc biệt kinh phí chi cho công tác phòng chống mại dâm còn rất thiếu khiến việc triển khai hạn hẹp, manh mún.

Minh Hội


Minh Hội

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]