(vhds.baothanhhoa.vn) - Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gặp phải nhiều áp lực về môi trường, thiếu mặt bằng sản xuất. Thế nên, việc di dời các làng nghề ra khỏi khu dân cư là vấn đề cấp thiết, nhưng gặp phải vô vàn khó khăn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sớm có giải pháp di dời làng nghề ra khỏi khu dân cư

Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang gặp phải nhiều áp lực về môi trường, thiếu mặt bằng sản xuất. Thế nên, việc di dời các làng nghề ra khỏi khu dân cư là vấn đề cấp thiết, nhưng gặp phải vô vàn khó khăn.

Theo số liệu của Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT) Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có trên 155 làng nghề, trong đó có 47 làng nghề truyền thống. Theo đó, số lượng lao động tham gia lĩnh vực ngành nghề nông thôn ước đạt gần 60.000 người. Thu nhập bình quân đầu người mỗi lao động dao động từ 3 - 5 triệu đồng.Không chỉ tạo thu nhập cho lao động, tăng nguồn thu cho địa phương, các làng nghề hiện nay đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, tuy nhiên phía sau đó là cả một hệ lụy.

Tại 2 xã Minh Tân và Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc, có hơn 130 cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ, đáng nói các cơ sở này đều hoạt động xen kẽ trong khu dân cư. Đáng chú ý, do tính chất công việc, cộng thêm diện tích sản xuất chật chội đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh. Tiếng máy xẻ hoạt động hết công suất, bụi đá bay mù mịt phủ lên từng mái nhà, tường rào, bụi cây. Việc xử lý nước thải tại đây chưa được các cơ sở chú trọng, dẫn đến nước thải không qua xử lý, mặc nhiên thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Các bể chứa được dùng chung giữa nhiều cơ sở, khi đầy bể, chủ cơ sở thường múc đi đổ nơi khác. Tại khu vực mỏ đá làm vật liệu nằm sát khu dân cư, hàng trăm chiếc xe chở đá không che chắn, giằng buộc, ngang nhiên tung hoành đi lại trong khu dân cư.

Đến nay, có hơn 100 cơ sở tại xã Minh Tân được quy hoạch vào cụm công nghiệp và cụm làng nghề, còn lại hơn 30 cơ sở tại xã Vĩnh Thịnh chưa chịu di dời vào khu công nghiệp, hoạt động tự phát dọc tuyến Quốc lộ 217.

Lãnh đạo xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) mong muốn các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ của địa phương sớm tập trung về một đầu mối để dễ quản lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Địa phương cũng đã nhiều lần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cho lập quy hoạch 3,2 ha đất để đưa các cơ sở chế tác đá vào cụm công nghiệp để sản xuất tập trung.

Hay như xã Minh Tân, hàng năm địa phương này vẫn phải tự bỏ kinh phí tu sửa một số tuyến đường hư hỏng do xe chở đá gây ra. Còn về tình trạng ô nhiễm môi trường, hay việc di dời các cơ sở tập trung vào cụm công nghiệp cũng được đề xuất, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Làng nghề bánh gai Tứ Trụ huyện Thọ Xuân.

Tại huyện Thọ Xuân nổi lên các làng nghề như: nghề làm bánh gai Tứ Trụ tại xã Thọ Diên, có trên 135 hộ, thu hút gần 400 lao động, thu nhập bình quân ước đạt 4 triệu đồng/người/tháng, doanh thu hàng năm đạt trên 50 tỷ đồng; nghề làm bánh răng bừa xã Xuân Lập, với trên 240 hộ sản xuất, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 120 triệu cái bánh, giá trị trên 20 tỷ đồng... Đáng nói, hoạt độngsản xuất, kinh doanh trong các làng nghề được xem là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, tuy nhiên, do thiếu mặt bằng sản xuất nên hầu hết việc kinh doanh đều tập trung trong khu dân cư, tận dụng diện tích đất ở làm nơi sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

Tại huyện Thiệu Hóa, để hạn chế những tác động tiêu cực từ các làng nghề ảnh hưởng đời sống của người dân, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường của làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định quy hoạch làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu tại xã Thiệu Đô (nay là thị trấn Vạn Hà). Sau nhiều năm được phê duyệt, dự án vẫn còn đắp chiếu, đồng nghĩa các hộ vẫn chưa thể ra khu quy hoạch làng nghề.

Khảo sát tại các làng nghề cho thấy, chủ cơ sở đều mong muốn di dời làng nghề, khu sản xuất ra khỏi dân cư để hạn chế ô nhiễm môi trường, đến nay việc di dời các cơ sở sản xuất còn chậm, ít nhiều gây nên hệ lụy không hề nhỏ trong đời sống khu dân cư.

Để tháo gỡ khó khăn trong việc di chuyển các làng nghề, cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ kịp thời của cơ quan chức năng, sớm giải quyết mặt bằng, nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ sản xuất trong việc di dời làng nghề khỏi khu dân cư...

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]