(vhds.baothanhhoa.vn) - Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017 - 2020) đoạn qua thị xã Nghi Sơn đến thời điểm hiện tại đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nguồn gốc đất... cần sớm được xem xét, giải quyết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sớm giải quyết khó khăn thực hiện Dự án cao tốc Bắc - Nam

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017 - 2020) đoạn qua thị xã Nghi Sơn đến thời điểm hiện tại đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nguồn gốc đất... cần sớm được xem xét, giải quyết.

Ông Nguyễn Ngọc Bê - Chủ tịch UBND xã Tân Trường, thị xã Nghi Sơn cho rằng, hiện tại xã Tân Trường nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Đến thời điểm hiện tại đang có tới 48 dự án đồng triển khai trên địa bàn, trong khi xã vừa phải tập trung đại hội, phòng chống dịch bệnh... Theo ông Bê, nặng nề nhất là công tác xác định nguồn gốc đất và thực hiện chi trả GPMB dự án đường cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn xã. Dự án đi qua địa bàn xã có tổng chiều dài hơn 4km, ảnh hưởng gần 500 hộ dân. Trong đó, có hơn 300 hộ dân ảnh hưởng đất ở, còn lại là đất nông nghiệp...

Ông Bê dẫn chứng, dự án đường cao tốc đi qua trung tâm xã (cụ thể đi qua vị trí công sở xã), thời điểm trước đây khi có quy hoạch, về quy định xã không được phép xây dựng. Tuy nhiên do khó khăn về nơi làm việc, dù không được phép nhưng UBND xã vẫn phải xây dựng để lấy nơi làm việc. Giờ đây, khi dự án cao tốc triển khai, đối với địa phương đang gặp vô vàn những khó khăn. Cụ thể, địa phương không có nguồn nào đối ứng để di chuyển sang vị trí mới, trong khi 2 tháng nữa phải bàn giao mặt bằng?! UBND xã đang đề nghị sự hỗ trợ từ tỉnh, nếu không có vốn thì khó có thể di dời, ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng.

Bên cạnh đó, là những khó khăn về xét nguồn gốc đất cho người dân còn nhiều vướng mắc. Đặc biệt là đối với diện tích đất bán trái thẩm quyền (sau năm 1993 và trước năm 2004) về thời điểm mua đất và giá thời điểm mua đất làm nghĩa vụ tài chính. Ông Bê ví dụ, năm 1994 chẳng hạn, chính quyền bán một số vị trí đất cho người dân, giá trị thời điểm hiện tại là 2 triệu đồng/suất, 1 suất 200m2, có phiếu thu, hiện nay người dân ở trên mảnh đất đó... Song, nếu xét chính sách hỗ trợ đền bù thì người dân rất thiệt thòi, gần như không có chế độ nào khác. Trường hợp nếu căn cứ theo thời điểm bán đất, 2 triệu đồng/suất đất đó thì người dân được đền bù 40m2 đất ở, còn 160m2 đất người dân phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo giá đất thời điểm hiện tại. Điều đó đồng nghĩa với việc, sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính là bằng không. Với 40m2 đất ở, để người dân mua đất tái định cư hay xây dựng nhà cửa là rất khó khăn. Chưa kể, một số trường hợp đã mua bán chuyển nhượng, sự chênh lệch giữa giá đền bù và giá trị chuyển nhượng thực tế...

Nhiều khó khăn, vướng mắc trong GPMB Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông tại thị xã Nghi Sơn.

Thông tin từ Ban Quản lý dự án thị xã Nghi Sơn cho biết: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017 - 2020) đoạn qua thị xã Nghi Sơn có tổng chiều dài là 21,65km, ảnh hưởng tới 5 xã và 1.345 hộ bị ảnh hưởng... Kết quả thực hiện GPMB đến ngày 15/7/2020, đối với phần đất nông nghiệp, đã hoàn thành được 722/848 hộ (còn lại 126 hộ), đạt 85,2%. Đối với phần đất ở và đất khác đã GPMB được 178/497 hộ (còn lại 319 hộ), đạt 35,81%. Còn lại 445 hộ (cả đất ở và đất nông nghiệp) đang thực hiện công khai phương án bồi thường và các vướng mắc về hạn mức đất ở... Đánh giá là chậm so với tiến độ.

Trước đó, liên quan đến tiến độ GPMB tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, phía Đông qua tỉnh Thanh Hóa, ngày 30/6/2020, Đoàn công tác của Bộ Giao thông Vận tải do ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh. Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng cam kết, đến ngày 30/7, Thanh Hóa sẽ hoàn thành GPMB đối với đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 và đến ngày 30/9 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng cho đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.

Đối với các vướng mắc của UBND thị xã Nghi Sơn về nguồn gốc đất, kiểm kê, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn UBND thị xã Nghi Sơn. Trường hợp nếu các địa phương có khó khăn, vướng mắc, yêu cầu các sở chủ trì phải có văn bản hướng dẫn thực hiện trong vòng 5 ngày. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ tổ chức cuộc họp cùng với UBND thị xã để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn đọng. Đồng thời, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải quan tâm, nghiên cứu các hầm chui, các vị trí giao cắt để nâng cao hiệu quả dự án đường cao tốc, xây dựng các phương án giải quyết tốt vấn đề giao thông.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ đã thống nhất với các mốc thời gian hoàn thành GPMB mà tỉnh Thanh Hóa đưa ra, đồng thời cho biết sẽ báo cáo bộ, nghiên cứu những đề xuất của Thanh Hóa để đảm bảo khi dự án hoàn thành sẽ phát huy hiệu quả cao nhất.

“Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (giai đoạn 2017 - 2020) qua địa phận 8 huyện của tỉnh Thanh Hóa với tổng số hộ bị ảnh hưởng là 9.492 hộ. Trong đó, số hộ bị ảnh hưởng đất nông nghiệp trên 7.000 hộ, chiếm 74,41%; số hộ bị ảnh hưởng đất ở là 2.429 hộ, chiếm 25,59%; tổng diện tích đất bị ảnh hưởng là 816 ha. Đến nay, có 4 huyện đã hoàn thành giải phóng mặt bằng là các huyện Vĩnh Lộc, Yên Định, Đông Sơn, Nông Cống. Các huyện Hà Trung, Triệu Sơn, Thiệu Hóa đã cơ bản hoàn thành, khó khăn nhất hiện nay là giải phóng mặt bằng cho đoạn từQL45 đi Nghi Sơn và Nghi Sơn đi Diễn Châu, tập trung ở thị xã Nghi Sơn”.

S.Đ


S.Đ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]