(vhds.baothanhhoa.vn) - Là vùng đất giàu truyền thống, Thiệu Hóa luôn sản sinh những bậc hiền nhân vang danh muôn thuở, trong đó không thể không nhắc đến Nguyễn Quán Nho - Tể tướng Vạn Hà gắn liền với giai thoại “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”.

Tể tướng Vạn Hà “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”

Là vùng đất giàu truyền thống, Thiệu Hóa luôn sản sinh những bậc hiền nhân vang danh muôn thuở, trong đó không thể không nhắc đến Nguyễn Quán Nho - Tể tướng Vạn Hà gắn liền với giai thoại “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”.

Tể tướng Vạn Hà “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”

Lăng mộ Tể tướng Nguyễn Quán Nho ở Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa. Ảnh: Trung Lê

Nguyễn Quán Nho (1637 - 1708) người làng Vạn Hà, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên, trấn Thanh Hoa, nay là huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, không có ruộng cày cấy, mẹ ông sớm hôm làm thuê, cuốc mướn, tần tảo nuôi con.

Khi bạn bè được học chữ, ông cũng đòi mẹ dẫn sang nhà thầy đồ làng Phủ Lý (nay là xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa), cách nhà vài ba dặm để học. Hàng ngày ông cùng bạn bè vượt sông Chu đến nhà thầy học chữ.

Tể tướng Vạn Hà “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”

Ông Nguyễn Quán Quyền, hậu duệ đời thứ 12 dòng họ Nguyễn bên cạnh bức chân dung cụ tổ Nguyễn Quán Nho tại tư gia. Ảnh: Trung Lê

Dù gia cảnh nghèo khổ nhưng ông rất chịu khó học hành, nhiều bữa bụng đói nhưng quyết không bỏ học. Để giải quyết cơn đói ông phải sang nhà hàng xóm xin vẹt những hạt cơm còn sót lại dưới đáy nồi để ăn. Hàng xóm biết vậy rất thương cảm, từ đó mỗi lần Quán Nho mượn nồi họ đều nấu thêm cơm. Không có tiền mua bút ông dùng que gai, củi thay bút, lấy lá chuối làm sách.

Tể tướng Vạn Hà “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”

Đền thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho tại Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa. Ảnh: Trung Lê

Năm Đinh Mùi (1667) dưới triều Vua Lê Huyền Tông, Nguyễn Quán Nho đỗ đầu khoa thi khi hơn 30 tuổi.

Trong cuốn “Tể tướng Vãn Hà” tác giả Lê Bá Chức viết: “Sau khi đỗ đạt, làm quan, mỗi khi về thăm làng xóm, ông thường tự nói vui “Tôi là thằng cu Cháy đây, tôi vẫn nhớ ơn hàng xóm đã cưu mang tôi. Những miếng cơm cháy ấy xứng là những bát cơm Phiếu Mẫu, nhưng tôi không có ngàn vàng để trả ơn đâu".

Có giai thoại kể rằng, sau khi vinh quy bái tổ về làng, dân Vạn Hà nô nức đến chúc mừng, thấy những người đã từng cưu mang, giúp đỡ mình lúc trước, ông vội vã xuống kiệu cảm tạ.

Trong khi chức dịch và dân chúng trong làng, cờ hoa tấp nập, trống chiêng rộn rã khắp mọi nẻo đường, mẹ ông vẫn thản nhiên ra ao làng vớt bèo về nuôi lợn. Khi đám rước qua làng, thấy mẹ đang lúi húi vớt bèo, Nguyễn Quán Nho vội vã xuống kiệu cởi bỏ áo mũ, xắn quần nhặt bèo cùng mẹ cho tới khi đầy rổ mới về. Đến nay, dân gian vẫn còn truyền tụng câu nói “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy” là vì vậy.

Trong suốt 49 năm tham gia triều chính, làm quan trải qua 5 triều vua từ Lê Thần Tông đến Lê Dụ Tông, ông kinh qua nhiều chức vụ quan trọng, trên mọi lĩnh vực từ chính trị, quân sự, ngoại giao đến giáo dục, văn hóa...

Khi giữ chức Tham tụng (Tể tướng), ông được chúa Trịnh Căn cho kiêm chức Tả hiến tư giảng.

Trong suốt quá trình làm quan, ông từng 4 lần tham gia các phái đoàn của triều đình nhà Lê - Trịnh sang Trung Quốc thực hiện các mối quan hệ bang giao giữa hai nước.

Tể tướng Vạn Hà “Vinh quy bái tổ sau rổ bèo đầy”

Khu vực tẩm cung đặt bàn thờ Tể tướng Nguyễn Quán Nho. Ảnh: Trung Lê

Tuy chức cao vọng trọng nhưng ông luôn sống giản dị, khoan dung, làm hết chức phận, một lòng phò vua, giúp chúa, chăm lo công việc, hết lòng yêu thương, gần gũi dân chúng, thường xuyên quan tâm đến công tác đê điều, chính sách thuế khóa.

Dưới sự quản lý, chăm lo của ông mùa màng tươi tốt, Nhân dân được sống trong cảnh ấm no, hạnh phúc. Tiếng lành đồn xa, nhân dân khắp chốn truyền tụng nhau câu ca: Tể tướn Vạn hà thiên hạ âu ca.

Tài năng và đức độ của Nguyễn Quán Nho được thể hiện qua bức thư của Thái tử Trịnh Cương (sau là chúa An Đô Vương, 1709 - 1729) gửi cho ông khi đã nghỉ hưu tại quê nhà, trong đó viết: “Tôi gửi lời kính thăm thầy. Tôi thấy lòng thầy trung thành thâm cảm; trước là giúp bề trên, sau là yêu tôi mà thầy giữ lấy lẽ chính. Tôi đã được ân nghĩa, còn lâu, tôi chẳng quên đâu"…

Đến nay, dòng họ Nguyễn Quán Nho còn lưu giữ bức họa chân dung ông do họa sĩ Trung Quốc vẽ tặng khi ông đi sứ Trung Quốc.

Trung Lê


Trung Lê

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]