(vhds.baothanhhoa.vn) - Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội và sức mạnh lan truyền của nó đang trở thành thách thức đối với báo chí trong việc ngăn chặn những thông tin xấu độc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thách thức từ mạng xã hội và những thông tin lan truyền

Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội và sức mạnh lan truyền của nó đang trở thành thách thức đối với báo chí trong việc ngăn chặn những thông tin xấu độc.

Có ý kiến cho rằng hiện nay truyền thông xã hội đang cạnh tranh mạnh mẽ với báo chí chính thống về thời gian và sức lan tỏa thông tin trong đó mạng xã hội giữ một vai trò quan trọng. Mạng xã hội hiện nay được biết đến với 2 dạng gồm các mạng xã hội được vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở trong nước, quản lý theo Nghị định 72, Nghị định 74 của Chính phủ và các mạng xã hội vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội ở nước ngoài như Facebook hay Twitter. Việc quản lý thông tin trên mạng xã hội hiện là một thách thức. Và trong khi nội dung về mạng xã hội không được đưa vào Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 2016 thì các trang mạng này vẫn đang tác động rất lớn đến đời sống báo chí, người làm báo và công chúng.

Với vô vàn những thông tin được đăng tải và chia sẻ mỗi giờ, mỗi ngày, mạng xã hội trở thành nguồn tin phong phú cho báo chí nắm bắt và khai thác. Song do không được kiểm chứng và quản lý chặt chẽ, nhiều thông tin không chính xác, thông tin bịa đặt trên mạng xã hội và đang gây nên tình trạng “nhiễu” thông tin. Nguy hiểm hơn, một số nhà báo do chủ quan hoặc lười nhác hoặc thiếu trách nhiệm đã sử dụng ngay những “nguyên liệu thô” này dẫn đến cung cấp thông tin sai lệch cho công chúng, gây ảnh hưởng tiêu cực với xã hội. Có thể dẫn ra một ví dụ như việc Cục Báo chí (Bộ TT&TT) mới đây đã quyết định xử phạt hành chính đối với 15 cơ quan báo chí thông tin sai sự thật vụ cậu bé 11 tuổi ở Gia Lai tự tử vì không có áo mới đến trường. Đây là một trong những sự việc có liên quan đến thông tin trên mạng xã hội và là bài học kinh nghiệm cho các nhà báo, phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

Đấu tranh với chính mình trong việc tiếp nhận thông tin từ mạng xã hội phục vụ cho tác phẩm báo chí để không vô tình trở thành nạn nhân, mỗi nhà báo, rộng hơn là báo chí còn đóng vai trò là lực lượng tiên phong đấu tranh lại với những thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Hơn bao giờ hết, báo chí - cơ quan ngôn luận chính thống phải là đầu tàu xung kích trong việc định hướng dư luận, gạt bỏ những thông tin sai, trái chiều, kịp thời cung cấp cho độc giả những cái nhìn khách quan, chính xác với thực tế diễn ra. Để làm được điều này, nhà báo cần có sự trau dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng tác nghiệp và đạo đức nghề nghiệp giữa lúc cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang bùng nổ.

Từ đó để thấy rằng, sự tương tác giữa báo chí và mạng xã hội tạo nên môi trường tác nghiệp phức tạp, đa chiều song cũng chính là điều kiện tôi luyện để mỗi nhà báo trưởng thành hơn.

Mai Phương


Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]