(vhds.baothanhhoa.vn) - Tạo việc làm cho người khuyết tật (NKT) là một trong những mục tiêu của toàn xã hội nhằm giúp họ không chỉ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống mà còn hòa nhập cộng đồng và tin yêu cuộc sống hơn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trao sinh kế cho người khuyết tật

Tạo việc làm cho người khuyết tật (NKT) là một trong những mục tiêu của toàn xã hội nhằm giúp họ không chỉ nâng cao thu nhập, ổn định đời sống mà còn hòa nhập cộng đồng và tin yêu cuộc sống hơn.

Ít cơ hội việc làm

Hiện tại, Thanh Hóa với gần 240 nghìn NKT, trong đó có hàng nghìn gia đình có từ 2 đến 5 NKT, hàng vạn NKT từ 2 đến 3 dạng tật. Họ gặp nhiều khó khăn, cản trở trong sinh hoạt, rất cần sự giúp đỡ tích cực từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Nhiều NKT có hoàn cảnh gia đình khó khăn vì vậy, họ rất mong muốn tìm được việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe để có thể tự lo cho bản thân và giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ.

Dù đã có chính sách hỗ trợ cho NKT, cam kết của một số doanh nghiệp tạo vị trí việc làm cho NKT, nhưng chỉ số ít NKT được nhận vào các công ty, nhà máy làm việc. Thực tế, NKT rất khó khăn khi đi xin việc kể cả sau khi được đào tạo. Một phần là do ngành nghề được đào tạo của NKT chưa phù hợp với thị trường lao động hiện nay, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn, ở trình độ bậc thấp. Nội dung và chương trình đào tạo chưa phù hợp, còn nặng về lý thuyết mà thiếu thực hành, chưa có những giáo trình cũng như trang thiết bị dạy học dành riêng cho NKT. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT chưa được đào tạo chuyên biệt, thiếu kiến thức, hạn chế về kỹ năng và nhận thức xã hội. Vì vậy, hầu hết NKT sau khi đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc biết nghề, chưa thể thành thạo nghề. Mặt khác, chính trình độ văn hóa thấp, hạn chế về khả năng giao tiếp, những rào cản xã hội như thái độ phân biệt, e ngại về năng suất lao động... cũng là yếu tố làm giảm đi cơ hội việc làm cho NKT. Vậy nên, mặc dù có chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp thuê lao động là NKT nhưng hầu hết các doanh nghiệp không mặn mà khi để NKT vào làm việc.

Phát triển mô hình tạo việc làm cho NKT

Trong khoảng 5.000 NKT có việc làm ở Thanh Hóa, việc làm chính là mở cửa hàng buôn bán hoặc sửa chữa cá nhân, hoặc đi làm cho các công ty, doanh nghiệp mà chủ cũng là NKT.

Anh Trần Anh Tuấn dạy nghề điện dân dụng cho NKT.

Tại Trung tâm sửa chữa lắp ráp điện, điện tử Trần Anh Tuấn (khu mới Lộc Tân, Hậu Lộc), chủ trung tâm Anh Tuấn là NKT vận động. Trung tâm của anh phối hợp cùng Hội Bảo trợ NKT và Trẻ mồ côi Thanh Hóa, mỗi năm mở từ 1 - 2 lớp đào tạo ngắn hạn về sửa chữa điện dân dụng. Bản thân cũng là NKT nên anh Tuấn hiểu hơn ai hết những khó khăn khi dạy NKT, phương pháp chính là “cầm tay chỉ việc”. Sau thời gian đào tạo, nếu ai có nhu cầu học thêm để thành thạo nghề đều được anh Tuấn tận tình giúp đỡ. Không những thế, anh còn liên hệ với các đối tác tìm kiếm thêm việc cho NKT tại trung tâm mình. Hiện tại, trung tâm anh có 3 lao động thường xuyên với mức lương 3 triệu đồng/ tháng/ người và 5 lao động thời vụ.

Hay như lớp vẽ tranh gạo của anh Cao Văn Tuân (thị trấn Quảng Xương), Công ty TNHH của chị Nguyễn Thu Hiền... bản thân là NKT nên các anh chị dễ sẻ chia gánh nặng với NKT bằng cách tạo một phần việc cho người khác làm từ công việc của mình.

Việc làm không chỉ đem lại niềm vui, thu nhập cho NKT mà còn là cầu nối giúp họ tự tin, hòa nhập với cuộc sống. Bản thân NKT cũng khao khát có một việc làm ổn định vì vậy, chính họ cần vượt qua mặc cảm tâm lý, trang bị các kỹ năng nghề nghiệp, cũng như kỹ năng mềm, kỹ năng hòa nhập cuộc sống để phù hợp với các vị trí việc làm.

Lê Nhung


Lê Nhung

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]