(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi quân xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thanh Hóa có 7,5 vạn TNXP đều có phiên hiệu do Trung ương Đoàn công nhận. Ngoài số TNXP kháng chiến, Thanh Hóa còn 29 nghìn thanh niên tình nguyện (TNTN) phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, TNXP đi tiền trạm phát triển kinh tế Đắc Lắc và thanh niên tình nguyện an sinh xã hội bao gồm các thời kỳ 1973 - 1976; 1976 - 1979; 1982 - 1986 và đến năm 2000.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xác nhận phiên hiệu TNXP - ước nguyện của hơn 2 vạn TNTN Thanh Hóa (Kỳ cuối): Ước nguyện bao giờ thành hiện thực?!

Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh đánh đuổi quân xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thanh Hóa có 7,5 vạn TNXP đều có phiên hiệu do Trung ương Đoàn công nhận. Ngoài số TNXP kháng chiến, Thanh Hóa còn 29 nghìn thanh niên tình nguyện (TNTN) phát triển kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, TNXP đi tiền trạm phát triển kinh tế Đắc Lắc và thanh niên tình nguyện an sinh xã hội bao gồm các thời kỳ 1973 - 1976; 1976 - 1979; 1982 - 1986 và đến năm 2000.

Chỉ khác về tên gọi

Quyết định đầu tiên số 288 ngày 7/4/1973 do Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa ký ghi rõ: “Động viên một số bộ phận thanh niên tình nguyện đi làm lực lượng xung kích để thực hiện nghĩa vụ lao động nhằm góp phần xây dựng kinh tế mới, giáo dục rèn luyện thanh niên và thúc đẩy phong trào đổi mới trong toàn tỉnh, lao động có tổ chức, có kỷ luật, đạt năng suất lao động cao, hiệu quả kinh tế tốt”. Các đội TNTN đều tổ chức trên tinh thần Chỉ thị 71 của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 21/6/1965. Nhiệm vụ của các đội là khắc phục hậu quả sau chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế miền núi, vùng biên giới, vùng biển, vùng sâu vùng xa, mở mang cải tạo đồng muối, làm thủy lợi, mở đường 217 Hồi Xuân - Tén Tằn, trồng luồng, trồng cây cánh kiến...

Tiếp theo quyết định này là các quyết định cụ thể cho từng đội khi huy động do các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký trong từng thời kỳ. Việc đặt tên (phiên hiệu) 42 là con số kỷ niệm 42 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1931 - 1973) và lần lượt sau đó là đội (N) từ N1 đến N29, gồm 7 ngành sử dụng TNTN: Giao thông vận tải, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, muối, xây dựng, thủy sản. Chính vì tên “Thanh niên tình nguyện” và các phiên hiệu 4201... 4229 do địa phương quy định, cho nên không được vào danh mục phiên hiệu của Trung ương Đoàn. Cũng chỉ vì lý do đó mà cho đến tận bây giờ anh chị em vẫn chưa được công nhận là TNXP.

Theo lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến gia đình cụ Trần Đình Lăng, đường Đội Cung, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, nguyên Chủ tịch Hội Cựu TNXP Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1984 - 1990, là một trong những người ký các quyết định thành lập các đội TNTN. Cụ Lăng xúc động, nhớ lại: “Ngày ấy, trước khi quyết định lấy tên “Đội thanh niên tình nguyện” thì Thường trực UBND tỉnh đã họp bàn cùng một số lãnh đạo các Ty (nay là Sở) và đưa ra một số tên gọi như thanh niên xung kích, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện. Sau khi họp thống nhất chọn tên thanh niên tình nguyện bởi trong chiến tranh TNXP tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, sang thời bình lấy tên thanh niên tình nguyện tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế. Tất cả nguyên tắc tổ chức và chế độ chính sách đều theo mô hình TNXP tập trung chống Mỹ cứu nước”.

Cụ Lăng khẳng định: "TNXP và TNTN là hai từ đồng nghĩa, đơn giản chỉ nghĩ vậy chứ không nghĩ sau này liên quan đến việc thực hiện chế độ chính sách. Lực lượng TNTN đã đóng góp công sức rất lớn trong công cuộc khôi phục sau chiến tranh và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng chưa được hưởng chế độ chính sách gì. Để đảm bảo công bằng, đoàn kết trong lực lượng TNXP, tôi tha thiết đề nghị tỉnh sớm công nhận phiên hiệu TNXP và giải quyết chế độ cho cựu TNTN”.

Cụ Trần Đình Lăng (bên trái) và cụ Lê Hữu Hinh, nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa luôn trăn trở, mong mỏi hàng vạn TNTN được công nhận phiên hiệu TNXP.

Cũng như cụ Lăng, cụ Lê Hữu Hinh, năm nay bước sang tuổi 86, nguyên là Trưởng Ty Thủy lợi Thanh Hóa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 1976 - 1992, cũng là một trong những người từng ký quyết định thành lập các đội TNTN cũng rất trăn trở, mong mỏi tỉnh sớm có quyết định công nhận phiên hiệu TNXP cho hàng vạn cựu TNTN.

Đã có những tin vui

Trong số 29 nghìn TNTN làm nhiệm vụ của các đội là khắc phục hậu quả sau chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế, có gần 4.000 cán bộ chiến sỹ TNTN được cơ quan, địa phương điều động tham gia vào bộ máy, làm công tác chuyên môn trong các đại đội, đội. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ họ đều được chuyển về cơ quan cũ, số cán bộ các ngành cử đi đã có lương, một số tuyển đi học, số nam được tuyển vào quân đội. Còn lại gần 26.000 TNTN khi hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương xây dựng gia đình, sản xuất nông nghiệp. Trong đó có 50% kinh tế gia đình tạm đủ ăn, còn lại kinh tế khó khăn, sức khỏe yếu.

Từ khi Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 18/2014/TT-BNV ngày 25/11/2014 (Thông tư 18 - PV) “Quy định việc xác nhận phiên hiệu đơn vị Thanh niên xung phong đã được thành lập và hoạt động trong các thời kỳ chưa được xác định phiên hiệu”, so sánh cả về nguyên tắc, mô hình tổ chức đến tính chất nhiệm vụ và chế độ chính sách của những đơn vị đã được huy động nêu trên đều đảm bảo các tiêu chí như quy định, có chăng chỉ khác về tên gọi. Hiện nay, cả nước có 7 tỉnh có TNTN tham gia thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương sau chiến tranh do Chủ tịch UBND các tỉnh quyết định điều động đã được công nhận phiên hiệu và giải quyết chế độ, chính sách như TNXP. Tại Thanh Hóa, Thường trực Tỉnh ủy đã giao cho UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với Hội Cựu TNXP tỉnh và các ngành liên quan tham mưu cho tỉnh cách giải quyết theo Thông tư 18, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Lâm - Phó Chủ tịch Hội Cựu TNXP Thanh Hóa vui mừng cho biết: Sau khi nhận được Công văn số 881/SNV-CTTN ngày 4/7/2017 của Sở Nội vụ Thanh Hoá về việc xác nhận phiên hiệu đơn vị TNXP, Hội cựuTNXP tỉnh đã triển khai theo hướng dẫn xuống các hội cơ sở và ban liên lạc truyền thống các đội TNTN-TNXP tập trung địa phương trong toàn tỉnh. Đến nay, Hội Cựu TNXP tỉnh đã tập hợp đầy đủ các văn bản liên quan đến việc thành lập đội và danh sách các đội TNTN-TNXP tập trung địa phương có xác nhận của chính quyền địa phương, ban liên lạc truyền thống, hội cựu TNXP các cấp trong toàn tỉnh. Tính đến ngày 20/9/2017, theo báo cáo của các địa phương và ban liên lạc truyền thống, cả tỉnh có 33 đội TNTN-TNXP tập trung địa phương, với tổng số 24.185/29.000 người, thời gian tham gia từ 1973 - 1988.

Đây cũng là một tín hiệu vui mừng, là căn cứ từng bước để Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa sớm có quyết định công nhân phiên hiệu TNXP cho 33 đội TNTN-TNXP tập trung theo quy định tại điều 11, Thông tư số 18, đồng thời giải quyết chế độ chính sách cho cựu TNTN - TNXP.

Đình Giang - Ngọc Huấn


Đình Giang - Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]