(vhds.baothanhhoa.vn) - Chúng tôi tìm gặp cựu Thanh niên tình nguyện (TNTN) Nguyễn Thị Thoa (thôn 1, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương) khi bà đã ở cái tuổi xế chiều. Không dám nghĩ người con gái một thời “xẻ dọc” đất nước “khai sinh” những tuyến đường “lửa” phục vụ kháng chiến, phục vụ xây dựng kinh tế mới, tái kiến thiết đất nước... nay, bà phải “bó gối” trong căn nhà rộng dài chưa đầy 30m2 tranh - tre - nứa lá; ốm đau, bệnh tật!? Trăn trở hơn, ngoài bà còn hơn 2 vạn cựu TNTN khác, đa phần có hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa từng được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ nào của Đảng, Nhà nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xác nhận phiên hiệu TNXP - ước nguyện của hơn 2 vạn TNTN Thanh Hóa (Kỳ 1): Nước mắt cựu TNTN

Chúng tôi tìm gặp cựu Thanh niên tình nguyện (TNTN) Nguyễn Thị Thoa (thôn 1, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương) khi bà đã ở cái tuổi xế chiều. Không dám nghĩ người con gái một thời “xẻ dọc” đất nước “khai sinh” những tuyến đường “lửa” phục vụ kháng chiến, phục vụ xây dựng kinh tế mới, tái kiến thiết đất nước... nay, bà phải “bó gối” trong căn nhà rộng dài chưa đầy 30m2 tranh - tre - nứa lá; ốm đau, bệnh tật!? Trăn trở hơn, ngoài bà còn hơn 2 vạn cựu TNTN khác, đa phần có hoàn cảnh khó khăn nhưng chưa từng được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ nào của Đảng, Nhà nước.

Cơ cực người nữ TNTN

Con đường đến nhà bà Nguyễn Thị Thoa không khó, chừng 200m từ QL1A đi vào. Song, điều khiến cho các thành viên trong đoàn không khỏi xót xa khi chứng kiến căn nhà tranh - tre - nứa - lá của bà nằm lọt thỏm giữa những căn nhà khang trang, kiên cố, những con đường bê tông sáng lóa nhờ chương trình Nông thôn mới. Đồ đạc trong nhà không gì ngoài chiếc giường có tuổi đời gần mấy chục năm; bộ bàn ghế đẩu thời xưa. Giá trị nhất có lẽ là những huân, huy chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của bà được treo bọc cẩn thận...

Trong lúc chờ gọi bà Thoa từ đồng trở về, chúng tôi rảo bước lại giường cụ bà Phạm Thị Về (85 tuổi, mẹ đẻ bà Thoa) đang nằm bệnh, hỏi thăm. Khi hỏi về gia cảnh, cụ Về lôi trong túi chiếc khăn cũ đưa lên quệt ngang hốc mắt rưng rức, móm mém gượng lời: “Thương bố mẹ ốm đau, nghèo khổ không ai chăm sóc, con Thoa có chịu lấy chồng mô, ở vậy đến ni... khổ lắm!”.

Khi chúng tôi đặt ra câu hỏi với Chủ tịch Hội TNXP Nguyễn Văn Tiếu: “Vì sao trường hợp gia đình có công với cách mạng mà lâu nay chính quyền địa phương không ưu ái làm nhà tình nghĩa, tình thương? Các chương trình xóa nhà tranh tre nứa lá không đến với gia đình bà Thoa?!... Ông chỉ thở dài: “Có một vài đợt làm nhà nhưng dành cho đối tượng có công trong chống Mỹ, chúng tôi cũng rất trăn trở trường hợp của bà Thoa! Nếu có chương trình hỗ trợ nào nhất định chúng tôi sẽ đề xuất chính quyền ưu tiên”...

Khoảng mươi phút, bà Thoa trong bộ quần áo lao động ướt đẫm trở về. Ngồi đối diện chúng tôi, bà lập bập xoa xoa chén trà nóng cho bớt lạnh. Trên gương mặt hốc hác, khắc khổ bà tỏa sự tò mò, rồi lại như vui vẻ khi được hỏi về thời thanh niên 18, đôi mươi cùng bạn bè hăng hái lên đường phục vụ đất nước. Trong những hồi ức, bà nhớ nhất kỷ niệm cùng các đồng đội tham gia giải cứu đập sông Mực (Như Thanh) bị vỡ năm 1978.

Bà kể: Sau thời gian tình nguyện thi công cầu Ghép (Tĩnh Gia), bà cùng 200 TNTN C205 Đội N4220 lên đường đắp đê sông Mực bị vỡ. Trong hoàn cảnh cấp thiết khi toàn bộ huyện Nông Cống nước lũ dâng ngập đến nóc nhà, hàng trăm TNTN cùng các đơn vị xây lắp, thậm chí cả trực thăng cũng được cử đến tham gia hộ đê, đắp đập. “Thời đó chúng tôi lên đường vì lý tưởng. Để hoàn thành nhiệm, ngày đêm phải đào gánh đất đá chai cả vai, được vài giờ nghỉ, ngủ thì phải lên rừng chặt luồng, đập dập làm mành thay giường chiếu. Nói về muỗi, vắt... thì thôi rồi! Bữa cơm chỉ bát mạch, vài cọng rau rừng... chúng tôi là những thiếu nữ đôi mươi mà không khác gì bà già toàn da bọc xương” - bà Thoa cười tếu.

Tham gia tình nguyện từ năm 1977 đến năm 1980 bà Thoa trở về quê hương. Gia cảnh nghèo khó, bà lại là chị cả trong gia đình có tới 7 chị em. Lao vào cuộc sống mưu sinh giữa thời đói khát với 2 sào ruộng. Bố mất, bà cùng mẹ lo cho 6 đứa em có chồng, có vợ. Từ lúc nào, bà đã quên mất tuổi xuân, ngó lại đầu đã điểm bạc. Hỏi rằng, bà có từng nghĩ chuyện lập gia đình, bà Thoa cười bảo: “Là người phụ nữ ai chẳng mong! Thế nhưng, gia cảnh gia đình mình khó khăn nên cũng không dám nghĩ, dám mong có người chung vác! Và nhỡ đâu, lấy chồng thì phải theo chồng, lo cho nhà chồng... nhà mình ai lo!”

Đoàn cựu TNXP huyện Quảng Xương đến thăm gia đình cựu TNTN Nguyễn Thị Thoa (áo xanh).

Lời khẩn nguyện của hơn 2 vạn cựu TNTN

Bà Lê Thị Sơn - Chi hội trưởng TNXP thôn 1, xã Quảng Bình vừa là hàng xóm, vừa là đồng đội tham gia tình nguyện đắp đập Sông Mực với bà Thoa cho biết: Gia cảnh bà Thoa được liệt hộ khó khăn nhất của xã. Hiện bà Thoa có 2 sào ruộng, ngày thường hễ ai thuê gì thì làm nấy, từ cấy hái cày bừa, thậm chí làm việc nặng như xách hồ, xách xi bà cũng nhận. Song, lại thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Tuần vừa rồi đi khám bệnh viện, bác sỹ bảo bà bị thận, thoái hóa cột sống, u nang... Nhưng, bà không dám lấy thuốc vì không có tiền...

“Giá như có một chế độ đãi ngộ cho chúng tôi, hay chí ít có tấm thẻ BHYT thì những trường hợp có hoàn cảnh éo le, ốm đau bệnh tật như bà Thoa đã đỡ được phần nào tiền thuốc thang” - Bà Sơn mong mỏi.

Ông Nguyễn Văn Tiếu - Chủ tịch Hội cựu TNXP xã Quảng Bình cho biết ngoài trường hợp bà Thoa, xã Quảng Bình còn có gần 200 trường hợp TNTN khác, tất cả đều đã ngoài 60, 70 tuổi; nhiều trường hợp sau khi tham gia tình nguyện trở về do quá lứa lỡ thì không lập gia đình đến nay có hoàn cảnh rất khó khăn, thường xuyên đau ốm... mong muốn được UBND tỉnh Thanh Hóa sớm có quyết định công nhận phiên hiệu TNXP địa phương cho lực lượng TNTN; tặng bằng khen đã hoàn thành nhiệm vụ cũng như có chế độ đãi ngộ, chế độ BHYT cho cựu TNXP địa phương tương xứng với những công lao, đóng góp mà lực lượng TNTN trong xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Trong khi đó, theo ông Bùi Sỹ Tuyết - Chủ tịch Hội cựu TNXP huyện Quảng Xương thì toàn huyện hiện có hơn 2.800 cựu TNTN vẫn chưa nhận được bất cứ chế độ đãi ngộ nào của Đảng, Nhà nước theo quy định.

Trước đó, trao đổi tâm tư ông Lê Trung Sơn - Chủ tịch Hội TNXP tỉnh cho biết: Toàn tỉnh có 29.000 TNTN đã được điều động tham gia nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh và tái thiết đất nước từ năm 1973 đến năm 1986. Trong khi các tỉnh thành khác như: Thái Bình, Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Nội có lực lượng TNTN, TNXK hoặc TNXP địa phương đều đã được lãnh đạo tỉnh, thành phố quyết định công nhận phiên hiệu theo Thông tư 18 năm 2014 của Bộ Nội Vụ và có chính sách đãi ngộ cụ thể, thì đến nay 29.000 TNTN Thanh Hóa vẫn đang “mòn mỏi” chờ đợi công nhận phiên hiệu sau nhiều lần đề nghị!?

Đình Giang - Ngọc Huấn


Đình Giang - Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]