(vhds.baothanhhoa.vn) - Có lẽ, mọi độc giả trên thế giới sẽ không bao giờ quên được cái giây phút đau buồn, nuối tiếc và đau thương vô vàn vào đúng ngày này (30/10) cách đây 5 năm trước sự ra đi của nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung - người được ca tụng là một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc. Nhà văn Kim Dung qua đời tại một viện điều dưỡng Hong Kong ở tuổi 94.

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

Có lẽ, mọi độc giả trên thế giới sẽ không bao giờ quên được cái giây phút đau buồn, nuối tiếc và đau thương vô vàn vào đúng ngày này (30/10) cách đây 5 năm trước sự ra đi của nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung - người được ca tụng là một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc. Nhà văn Kim Dung qua đời tại một viện điều dưỡng Hong Kong ở tuổi 94.

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

Nhà văn Kim Dung. Nguồn: Internet.

Nhà văn Kim Dung (tên thật là Tra Lương Dung) sinh ngày 10/3/1924, mất ngày 30/10/2018 tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng. Ông cố của Kim Dung là một nhà thơ nổi tiếng, ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Năm 1955, Nhà văn Kim Dung cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên mang tên “Thư Kiếm Ân Cừu Lục” trên tờ New Evening Post với bút danh Kim Dung.Tác phẩm lập tức gặt hái thành công vang dội. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, đặc biệt phải kể đến là “Đông Tà Tây Độc”, “Tiếu ngạo giang hồ” - cuốn truyện được chuyển tải thành phim và được nhiều người yêu thích; “Thiên long bát bộ” - cuốn truyện hay nhất được nhiều bạn đọc đánh giá cao; “Anh hùng xạ điêu”, “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”, “Thần điêu đại hiệp"... và tác phẩm cuối cùng là “Lộc Đỉnh Ký” vào năm 1972. Theo thống kê cho thấy, “Lộc Đỉnh Ký” là tác phẩm được nhiều độc giả yêu thích. Sở dĩ như vậy là bởi “Lộc Đỉnh Ký” mang trong mình màu sắc mới lạ, thu hút bởi xuất thân của nhân vật chính hèn kém, hoàn toàn không phải là người chính trực.

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

Tác phẩm “Thiên Long Bát Bộ” bản 2003. Nguồn: Internet.

Các tác phẩm trên không chỉ được độc giả trên khắp thế giới đón nhận, mà còn “nổi đình, nổi đám” khi được được mua bản quyền chuyển thể thành những bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng, thậm chí còn được chuyển thành game online.

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

Hình ảnh Anh hùng xạ điêu. Nguồn: Internet.

Theo ước tính, những tác phẩm của Kim Dung được bán ra hơn 300 triệu bản (không kể những bản lậu tràn lan trên mạng), tạo ra một làn sóng văn hóa đặc trưng của Hong Kong trong nhiều thập niên. Sau khi kết thúc những bộ truyện kiếm hiệp cuối cùng, Kim Dung bắt tay chỉnh sửa lại nhiều tác phẩm trước đó của mình.

Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được rất nhiều giải thưởng, danh hiệu danh giá như “Huân chương Tử kinh”, “Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới”, đặc biệt ông có tên trong danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc....

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

Tượng Kim Dung tại đảo Đào Hoa, Phổ Đà, Chu San, Chiết Giang. Nguồn: Internet

Ngoài sự nghiệp văn học đồ sộ, ông còn nổi tiếng với vai trò người sáng lập ra tờ Minh Báo của Hong Hong vào năm 1959, giữ vị trí Tổng biên tập cho đến khi về hưu vào năm 1989.

Mặc dù sự nghiệp vang danh và nổi tiếng là vậy nhưng cuộc đời của Kim Dung thật trắc trở.

Ông có 3 người vợ. Người vợ đầu tiên của tiểu thuyết gia là Đỗ Dã Phần cưới năm 1948 ở Thượng Hải. Năm 1951, hai người ly hôn. Sau này, nhắc lại cuộc hôn nhân ngắn ngủi này, Kim Dung cho biết, người vợ đầu tiên đã phản bội ông.

Người vợ thứ hai của Kim Dung là Chu Mai, một phụ nữ có học vị cao, tốt nghiệp đại học ở Hong Kong, biết ngoại ngữ, vẻ ngoài cũng xinh đẹp. Hai người kết hôn năm 1953. Đến năm 1959, cả hai đã sáng lập tờ Minh Báo. Khi ấy, Kim Dung là Tổng biên tập, còn Chu Mai là nữ phóng viên duy nhất của tờ báo. Khi Chu Mai sinh thêm con, gia đình gặp nhiều khó khăn. Để giúp đỡ chồng, bà một tay chăm sóc các con, một tay vun vén công việc với vai trò phụ tá của Kim Dung. Năm 1970, Kim Dung hoàn thành 14 tiểu thuyết dài và vừa. Đây cũng là giai đoạn Minh Báo trở thành tờ báo bán chạy nhất Hong Kong. Sự nghiệp thăng tiến cũng là thời điểm hôn nhân rạn nứt. Năm 1973, hai người ly hôn và Chu Mai đưa ra 2 yêu cầu: Một là nhận khoản tiền sinh hoạt, hai là yêu cầu người vợ mới thắt ống dẫn trứng để không thể sinh thêm con, sau đó Kim Dung đã đồng ý hai điều kiện trên. Trong cuộc hôn nhân lần hai, Chu Mai đã sinh cho Kim Dung 4 người con, gồm 2 trai, 2 gái.

Tuy nhiên, vào tháng 10/1976, người con trai Tra Truyền Hiệp thắt cổ tự sát tại Mỹ ở tuổi 19 sau một cuộc tranh cãi với bạn gái ngoại quốc. Nỗi đau mất con khi đó đã là vết thương không bao giờ lành trong lòng Kim Dung. Ba người con còn lại của Kim Dung là Tra Truyền Thích, hai con gái Tra Truyền Thi và Tra Truyền Nột, đều làm trong lĩnh vực xuất bản. Những năm tháng cuối đời, Chu Mai sống trong cô độc, còn các con thì đều sống với bố.

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

Kim Dung và vợ thứ ba Lâm Nhạc Di, người kém ông 29 tuổi. Ảnh: Sina.

Những năm tháng cuối đời, Kim Dung sống cùng vợ ba là Lâm Nhạc Di, kém ông 29 tuổi. Hai người quen nhau trong một lần Kim Dung vào quán rượu để giải sầu, còn Nhạc Di là người phục vụ trong quán.

Khi hay tin Kim Dung qua đời, một độc giả xúc động viết: "Kim Dung là nhà văn lỗi lạc, tiểu thuyết của ông mang đậm tính sử thi và hào khí khát vọng dân tộc, hầu hết đã chuyển thể thành những bộ phim rất hay. Ông đã trở thành huyền thoại của làng võ hiệp. Cả một tuổi thơ gắn liền với võ hiệp Kim Dung”. Trong khi đó, một khán giả khác cũng bày tỏ cảm xúc rằng: "Kim Dung là nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc. Dù cho hơn 1.000 năm sau, người ta vẫn còn tìm đọc các tác phẩm của ông". Hay có ý kiến nhận xét: "Kim Dung, ông là dòng sông, ngọn núi và mãi mãi sống trong lòng người hâm mộ. Ông là huyền thoại của dòng tiểu thuyết kiếm hiệp".

Nhà văn Kim Dung - người để lại một gia tài văn chương cho hậu thế

5 năm đã trôi qua kể từ ngày Kim Dung rời xa trần thế, nhưng những kiệt tác của ông vẫn sẽ và sống mãi với thời gian bởi các nhân vật trong đó mang tầm ảnh hưởng xã hội sâu sắc tại Trung Quốc. Đặc biệt, với 11 bộ tiểu thuyết lừng danh đã được chuyển thể thành phim trong 40 năm qua, Kim Dung đã tạo nên một thương hiệu, cứ nhắc đến phim võ thuật, người ta lại nói đến “Phim Kim Dung”. Gần như tất cả diễn viên thành danh của Trung Quốc đều đã từng đóng qua phim của ông.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]