(vhds.baothanhhoa.vn) - Truyền thông Đài Loan đồng loạt đăng tin Quỳnh Dao - tác giả được mệnh danh “bà hoàng dòng tiểu thuyết ngôn tình” - qua đời ngày 4/12, nghi tự tử. Thông tin này lập tức làm chấn động làng giải trí Hoa ngữ và trở thành chủ đề bùng nổ trên mạng xã hội.

Bà hoàng tiểu thuyết ngôn tình - Nhà văn Quỳnh Dao qua đời

Truyền thông Đài Loan đồng loạt đăng tin Quỳnh Dao - tác giả được mệnh danh “bà hoàng dòng tiểu thuyết ngôn tình” - qua đời ngày 4/12, nghi tự tử. Thông tin này lập tức làm chấn động làng giải trí Hoa ngữ và trở thành chủ đề bùng nổ trên mạng xã hội.

Bà hoàng tiểu thuyết ngôn tình - Nhà văn Quỳnh Dao qua đời

Nhà văn Quỳnh Dao tại sự kiện năm 2017. Ảnh: Next Apple

Trang TVBS đưa tin Quỳnh Dao được phát hiện tự tử tại nhà riêng ở quận Đạm Thủy, Tân Bắc (Đài Loan) vào khoảng đầu giờ chiều 4/12.

Bà hoàng tiểu thuyết ngôn tình - Nhà văn Quỳnh Dao qua đời

Còn theo nguồn tin của Next Apple, khi nhân viên y tế có mặt, bà đã ngưng tim, không còn dấu hiệu sự sống. Con trai của nữ sĩ cho biết bà để lại di thư. Trước khi qua đời, Quỳnh Dao dặn thư ký về nhà riêng của bà vào buổi trưa để xử lý công việc. Thư ký đến nơi, thấy Quỳnh Dao bất tỉnh nên gọi cấp cứu.

Nhà văn Quỳnh Dao sinh năm 1938, là nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng Trung Quốc. Ngoài bút danh Quỳnh Dao, bà từng sử dụng tên Phượng Hoàng, Tâm Như.

Bà được mệnh danh là “bà hoàng” của dòng tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, với một loạt cuốn sách ăn khách như Song ngoại, Kỷ độ tịch dương hồng, Bên dòng nước, Mùa thu lá bay, Mỏi mắt ngóng trông, Hoàn Châu cách cách, Yên vũ mông mông (Dòng sông ly biệt), Xóm vắng... Nhiều tác phẩm của bà được chuyển thể thành phim, làm nên tên tuổi của Lâm Thanh Hà, Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tưởng Cần Cần. Tiêu biểu phải kể đến phim "Hoàn Châu cách cách" từng gây sốt toàn châu Á, làm nên tên tuổi của Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Tô Hữu Bằng...

Bà cũng là người viết lời nhiều ca khúc được yêu thích như Trong mơ, Bến xe ly biệt, Chàng là gió thiếp là cát ...

Tháng 3/2017, Quỳnh Dao công khai bức thư dặn dò con cháu sau khi bà mất. Trong thư, Quỳnh Dao ghi rõ nếu bệnh nặng, bà muốn thực hiện “quyền được chết”. Bà không muốn mai táng theo bất kỳ nghi thức tôn giáo nào. Nữ sĩ dặn con không đăng cáo phó, không làm lễ truy điệu, không lập linh đường, không đốt vàng mã, không làm giỗ, không cúng bái tiết Thanh Minh.

Trước đó ít hôm (28/11), trên trang cá nhân, nhà văn Quỳnh Dao đã đăng bài viết dài. Trong đó có đoạn bày tỏ nỗi thương nhớ người chồng quá cố là ông Bình Hâm Đào: "Hay là vì thời tiết chuyển lạnh, hay là vì phía sau núi có tiếng chim liên tục gọi, nghe như chim đang nói “chi bằng đi về thôi”. Mấy hôm nay, em thực sự rất nhớ anh".

Bà cũng nhấn mạnh: "Tôi không muốn cam chịu số phận, không muốn để thời gian làm tôi cằn cỗi. Tôi mong muốn được quyền quyết định số phận của mình cho lần cuối cùng này... Xin các bạn lưu ý, tôi đã chọn cách ra đi khi cuộc đời tôi đã đến trạm cuối. Các bạn trẻ, đừng vội từ bỏ. Một thất bại thoáng qua có thể chỉ là bài học, là thử thách để tạo nên một cuộc sống tươi đẹp. Hy vọng mọi người sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Và giống như tôi, sống đến năm 86 tuổi, khi sức lực đã không còn đủ, buộc phải đối diện với cái chết. Mong rằng đến lúc đó, nhân loại sẽ tìm ra phương thức nhân đạo để những người già có thể ra đi thanh thản, an yên, như lá rụng về cội".

Quỳnh Dao kết hôn hai lần và có con trai với người chồng thứ nhất. Quỳnh Dao và ông Bình Hâm Đào - người chồng thứ hai, không có con chung.

TS


TS

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]