(vhds.baothanhhoa.vn) - Vừa qua, hội nghị sơ kết 2 năm (2021 – 2022) thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đã đưa ra những kết quả đạt được, nguyên nhân tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo giai đoạn tiếp theo…

Nhiều thách thức trong xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi

Vừa qua, hội nghị sơ kết 2 năm (2021 – 2022) thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đã đưa ra những kết quả đạt được, nguyên nhân tồn tại, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh, chỉ đạo giai đoạn tiếp theo…

Nhiều thách thức trong xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núiTôn vinh các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2022.

Có thể nói qua 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế - xã hội có nhiều biến động, nhất là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 kéo dài từ năm 2020 nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng NTM. Qua 2 năm, toàn tỉnh có thêm 4 đơn vị cấp huyện, 35 xã và 148 thôn/bản được công nhận đạt chuẩn NTM, 53 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 11 xã và 254 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân toàn tỉnh đạt 17,73 tiêu chí/xã (tăng 0,23 tiêu chí so với năm 2020). Đưa lũy kế đến nay của toàn tỉnh đạt 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành xây dựng NTM, có 352 xã, 700 thôn/bản khu vực miền núi đạt chuẩn NTM; 75 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 12 xã, 317 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu… So sánh với mục tiêu, kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 đã đạt 63% chỉ tiêu xây dựng NTM, 86% chỉ tiêu xã NTM, 80% chỉ tiêu thôn/bản khu vực miền núi xây dựng NTM, 29% chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu…

Tuy vậy, Chương trình xây dựng NTM Thanh Hóa đang có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là các huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Thực tế từ khi triển khai Chương trình xây dựng NTM đến nay đã 12 năm, hiện Thanh Hóa vẫn còn 113 xã chưa đạt chuẩn NTM, trong đó có 105 xã thuộc các huyện miền núi, có huyện chưa có xã nào đạt chuẩn NTM như Mường Lát. Theo kế hoạch của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 có 65 xã thuộc các huyện miền núi (26 xã thuộc các huyện nghèo) phấn đấu đạt chuẩn. Đây là những xã có nguồn ngân sách hạn hẹp, vị trí địa lý, địa hình không thuận lợi, kinh tế khó khăn, các tiêu chí còn lại chưa đạt chuẩn chủ yếu thuộc nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, trong khi đó cần nguồn vốn lớn để xây dựng và phát triển sản xuất, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân. Vì thế, để đạt mục tiêu trên, Thanh Hóa cần có nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM cho các huyện miền núi. Bên cạnh những bài học kinh nghiệm quý rút ra từ các xã xây dựng NTM thành công, mỗi xã, thôn, bản, huyện đều có những đặc thù khác nhau. Đối với huyện đặc biệt khó khăn Mường Lát cần phải có chính sách đặc thù riêng, nhất là nguồn ngân sách cùng với nhiều chương trình khác và công tác chỉ đạo phải tập trung quyết liệt, dứt điểm từng địa phương. Từ đó mới có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Bài và ảnh: Vũ Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]