(vhds.baothanhhoa.vn) - Công nghệ giải trí số đang chiếm ưu thế trong các hình thức giải trí tại nhà hiện nay, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Công nghệ giải trí số chiếm ưu thế tại nhà

Công nghệ giải trí số đang chiếm ưu thế trong các hình thức giải trí tại nhà hiện nay, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Công nghệ giải trí số chiếm ưu thế tại nhàGiải trí tại nhà bằng công nghệ số, món ăn tinh thần không thể thiếu của gia đình hiện đại.

Khảo sát tại một số gia đình trên địa bàn TP Thanh Hóa về hình thức giải trí được sử dụng nhiều nhất trong nhà hiện nay, cho thấy, hình thức giải trí bằng công nghệ số có số lượng người dùng và tần suất sử dụng chiếm ưu thế hơn hẳn so với các hình thức giải trí khác, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay. Trong đó, đối với trẻ em là các kênh, chương trình thiếu nhi, khoa học, học mà chơi... hoặc chơi điện tử trên thiết bị thông minh. Với người lớn là được tận hưởng những bộ phim đang hót, những bản nhạc hay, tập thể dục thể thao trên các kênh trực tuyến... Nội dung giải trí có thể khác nhau nhưng đều trên nền tảng công nghệ kỹ thuật số hiện đại như smartphone, máy tính, smartwatch... có kết nối mạng internet. Khác hẳn với các hình thức giải trí truyền thống, hình thức này sẽ nhấn mạnh vào tính tương tác 2 chiều giữa người cung cấp dịch vụ và người dùng. Công nghệ giải trí số được hiểu đơn giản là những nội dung giải trí trên nền tảng công nghệ số phục vụ nhu cầu của con người, gồm phim, game shows, video, game (trò chơi trực tuyến, trò chơi tương tác), eSports - thể thao điện tử, thanh toán online... đều thực hiện qua nền tảng số hóa tự động.

Nhờ hình thức giải trí số mà cuộc sống của nhiều gia đình khi bị cách ly ở nhà vẫn diễn ra bình thường. Chị Nguyễn Phương Hằng, nhân viên văn phòng ở TP Thanh Hóa, cho biết: “Tôi có đăng ký cho con lớn lớp 6 học trên truyền hình bằng ứng dụng MyTV. Với ứng dụng này ngoài thiết bị con học tập, cha mẹ vẫn có thể giám sát bằng thiết bị khác cùng chung tài khoản. Ngoài giờ học trực tuyến các con được xem chương trình thiếu nhi yêu thích, thí nghiệm khoa học lý thú để vừa tự học vừa chơi. Còn tôi và chồng vẫn tập yoga, gym thông qua lớp học trực tuyến đăng ký với giáo viên”.

Với nhiều chương trình đa dạng, phong phú phù hợp cho mọi lứa tuổi, nhiều kênh giải trí là hoạt động trải nghiệm, gắn kết mọi người trong gia đình. Anh Lê Nguyên Bảo ở phường Nam Ngạn (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “Mỗi tuần gia đình chúng tôi thống nhất tối thứ 7 và chủ nhật sẽ xem phim cùng nhau, có thể là bộ phim hoạt hình do các con chọn hoặc bộ phim hài. Vợ tôi còn chuẩn bị cả bỏng ngô tạo không khí không khác ngoài rạp chiếu phim là mấy. Hoặc có khi cả gia đình học làm món ăn giống trên truyền hình với sự trợ giúp của tất cả thành viên”. Anh Bảo cũng cho biết thêm việc giải trí bằng thiết bị thông minh chiếm nhiều thời gian hơn so với hoạt động giải trí khác, với bọn trẻ từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ/ngày, người lớn từ 1,5 giờ đến 3 giờ đồng hồ/ngày.

Hiện, các chương trình giải trí trên nền tảng số có hai hình thức miễn phí và mất phí. Đối với hình thức miễn phí, các nội dung ít, kém phong phú hơn so với các chương trình mất phí. Có thể kể đến một số kênh giải trí mất phí tiêu biểu như, về phim ảnh là Fim+, Netflix... với các bộ phim ra rạp mới nhất, độc quyền, bản chuẩn, đảm bảo chất lượng khi xem; Spotify - nền tảng streaming nhạc lớn nhất thế giới là một trong số những lựa chọn hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Spotify cho phép người nghe phân loại và tìm kiếm bài hát theo tên ca sĩ, nhạc sĩ, hãng thu âm và chủ đề...

Rất nhiều kênh, chương trình giải trí trên nền tảng số ra đời tạo ra sự cạnh tranh cao. Vì vậy, để thu hút khách hàng, các kênh này không ngừng đổi mới hoạt động, sáng tạo nội dung vừa thể hiện được tính thời đại vừa phải mang bản sắc riêng của mình. Truyền hình MyTV là dịch vụ truyền hình đa phương tiện được cung cấp bởi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), với 220 kênh truyền hình thuộc tất cả các lĩnh vực. Hiện MyTV đang có nhiều hoạt động hỗ trợ học trên truyền hình cho các cấp học. Công nghệ OTT (giải pháp cung cấp nội dung qua internet) đã chứng tỏ thế mạnh trong hoạt động này. Hệ thống truyền hình và ứng dụng MyTV giúp người dùng có thể đăng nhập sử dụng dịch vụ trên 5 thiết bị không phân biệt tivi, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Hiện, tại Thanh Hóa có khoảng 200.000 hộ gia đình sử dụng dịch vụ MyTV, các chương trình được đông đảo khách hàng sử dụng nhất là truyền hình, karaoke, phim truyện, thiếu nhi... Mỗi năm lượng người sử dụng dịch vụ tăng thêm 20%. Ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc kinh doanh VNPT Thanh Hóa, cho biết: “Với công nghệ giải trí số thì việc nâng cao công nghệ, tạo ra nhiều nội dung giải trí độc quyền, mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ là cách thức hữu hiệu nhất để thu hút và gắn bó khách hàng với dịch vụ. Bên cạnh đó VNPT Thanh Hóa đã chú trọng chăm sóc khách hàng, phát triển đường truyền, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đám ứng tốt nhất nhu cầu người dùng”.

Thực tế, con người đang ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho công nghệ giải trí số. Đây cũng là thị trường giàu tiềm năng những cũng là thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ, bởi công nghệ số là không biên giới và việc thu hút khách hàng hoàn toàn phụ thuộc vào phí, công nghệ, nội dung... từ nhà cung cấp.

Bài và ảnh: Phong Vân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]