(vhds.baothanhhoa.vn) - Ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như sát hạch lái xe đang được các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh chú trọng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe

Ứng dụng khoa học - công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cũng như sát hạch lái xe đang được các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh chú trọng.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe là xu hướng tất yếu hiện nay.

Ông Trần Xuân Bình, Trưởng khoa thực hành Trung tâm Dạy nghề - Đào tạo, sát hạch lái xe (Học viện Cảnh sát Nhân dân) cho rằng: Việc Thông tư 38/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông - Vận tải yêu cầu, áp dụng nhiều quy định mới, siết chặt hơn về chất lượng đào tạo, sát hạch cũng như cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ là động thái rõ ràng, buộc các cơ sở phải đầu tư, đổi mới về công nghệ, phương tiện…

Đơn cử, tại Trung tâm Dạy nghề - Đào tạo, sát hạch lái xe (Học viện Cảnh sát Nhân dân) đã chủ động thực hiện việc lắp đặt hệ thống camera để kiểm soát bài lý thuyết cũng như tất cả các khu “nhạy cảm” khu vực thi thực hành, nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực. Các bài thi sẽ được giám sát trực tuyến qua hệ thống camera truyền trực tiếp về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Tại các phần sát hạch trong sa hình và sát hạch trên đường đều sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, thực hiện việc chụp ảnh trực tiếp và ngẫu nhiên đối với người dự sát hạch bảo đảm việc cấp giấy phép lái xe cho đúng người đã dự sát hạch. Riêng khu vực phòng chờ, học viên được theo dõi qua các màn hình cũng như tận mắt xem kết quả bài thi thực hành của những người khác.

“Việc công khai, minh bạch như vậy không chỉ để các cơ quan quản lý kiểm tra tốt hơn, mà còn để các thí sinh cùng tham gia giám sát, tránh tiêu cực, đảm bảo sự công bằng”, ông Bình nhấn mạnh.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe

Đồng quan điểm, ông Phan Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Giao thông - Vận tải (Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa) cho biết: “Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ trong đào tạo và sát hạch lái xe là xu hướng tất yếu. Thông tư 38 của Bộ Giao thông - Vận tải với một số đổi mới là bằng chứng cho việc, nếu chậm đầu tư thì sẽ không bắt kịp với xu hướng”.

Theo ông Hải, đơn vị hiện có khoảng hơn 2.000 học viên đang theo học, với tổng xe tập lái là 215 xe đào tạo, sát hạch. Thời gian qua, cùng với sự đổi mới chung, nhà trường cũng đã đầu tư cơ bản các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và sát hạch lái xe. Sắp tới với với việc áp dụng theo Thông tư 38, thì công tác đào tạo, cấp giấy phép lái xe sẽ được bổ sung hai môn học xử lý tình huống trên phần mềm mô phỏng và tập lái xe trong ca - bin.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong đào tạo, sát hạch lái xe

Áp dụng máy quẹt thẻ tại cơ sở đào tạo trong việc điểm danh học viên.

Theo đó, trong ca - bin tập lái được gắn thiết bị mô phỏng để sát hạch lái xe với các tình huống giao thông; thiết bị giám sát thời gian và quãng đường học lái xe trên đường của học viên theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông - Vận tải ban hành.

Theo thống kê của Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa, đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh có 7 cơ sở đào tạo, cấp giấy phép lái xe hoạt động. Để đáp ứng những đổi mới theo Thông tư 38, cũng như nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe, tránh tình trạng đào tạo kém chất lượng, thời gian qua Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa đã thường xuyên kiểm tra, rà soát công tác đào tạo, sát hạch cũng như ghi nhận việc các cơ sở, nhà trường trên địa bàn tỉnh đầu tư, mua sắm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong đào tạo, sát hạch.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]