(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định KH&CN là 1 trong 4 khâu đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Động lực phát triển KT-XH nhanh, bền vững

Những năm gần đây, ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Thanh Hóa luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm tạo điều kiện phát triển. Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định KH&CN là 1 trong 4 khâu đột phá để phát triển KT-XH của tỉnh.

Nhờ đó, sự nghiệp khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN& ĐMST) bước đầu đã trở thành động lực quan trọng nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương. Đóng góp của KHCN cho tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 38,56% tăng mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 chỉ đạt 6,2%. Thanh Hóa đã thành lập Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, Phân viện Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, Trung tâm Đào tạo chuyển giao công nghệ thông tin; các phòng thí nghiệm, thử nghiệm của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp được đầu tư nâng cấp. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao KH&CN được đẩy mạnh, đã chuyển giao và ứng dụng thành công nhiều quy trình công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, các kỹ thuật mới, phức tạp trong khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến tỉnh. Số lượng, chất lượng nhiệm vụ KHCN được triển khai tăng mạnh, trong đó có 33 nhiệm vụ cấp quốc gia, gấp 2 lần giai đoạn 2011 - 2015. Đã có 44 sản phẩm của địa phương được xây dựng tiêu chuẩn và được bảo hộ về sở hữu trí tuệ. 100% dự án đầu tư có nguy cơ tác động đến môi trường được thẩm định công nghệ theo quy định; 36/36 cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, 27/27 UBND cấp huyện, 100% UBND xã, phường, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới áp dụng ISO 9001. Theo đó nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh tăng về số lượng, chất lượng. Xây dựng được 4 nhóm chuyên gia KHCN trên cáclĩnh vực nông nghiệp, y học, công nghệ thông tin; toàn tỉnh hiện có 3.116 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, tăng 8% so với năm 2015. Kinh phí từ ngân sách đầu tư cho KHCN trong giai đoạn 2016 - 2020 gấp 1,4 lần giai đoạn trước đó.

Ca ghép thận cho bệnh nhân thành công đầu tiên của BVĐK tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với đó, các hoạt động KHCN& ĐMST được đẩy mạnh, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Đồng thời nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao thành công nhiều công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là các kỹ thuật mới, phức tạp trong khám, chữa bệnh... phục vụ phát triển KT-XH tỉnh nhà.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp: Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn ước đạt 92,5%, trong đó ứng dụng công nghệ cao đạt 30,6%. Trong trồng trọt đã đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa công nghệ mới vào sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực, mang lại hiệu quả kinh tế phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết như: nghiên cứu, chọn tạo thành công 8 giống lúa mới; phục tráng 3 giống lúa đặc sản địa phương bổ sung vào cơ cấu giống lúa chủ lực, đã chủ động được nguồn giống và góp phần nâng cao chất lượng bộ giống lúa, giống mía của tỉnh. Du nhập tuyển chọn được giống ngô, đậu, hoa, rau, cây ăn quả mới để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng, phục tráng các cây trồng tại địa phương: lúa nếp hạt cau, bưởi Luận Văn, cam Vân Du...

Trong chăn nuôi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ di truyền để chọn lọc giống, tạo giống chất lượng và bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống mới có năng suất, chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGap đảm bảo chất lượng cao và an toàn sinh học. Nuôi trồng thủy sản đã nghiên cứu và nhân rộng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao như: tôm sú, cua xanh, ngao Bến Tre, con phi...

Lĩnh vực y dược đã nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân như: ứng dụng triển khai kỹ thuật SPECT; kỹ thuật MRI; Kỹ thuật PET/CT, xét nghiệm sinh hóa cao cấp, chẩn đoán mô bệnh học, xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang, sinh học phân tử. Ứng dụng robot 1 cánh tay vào phẫu thuật nội soi bụng trong tiết niệu, ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, can thiệp tim mạch, mổ tim hở, phẫu thuật mạch máu, thần kinh cột sống và các liệu pháp điều trị ung thư... Các lĩnh vực CNTT, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, công nghệ xây dựng... đều có những bước phát triển KHCN&ĐMST tạo giá thành sản phẩm chất lượng, nâng cao năng suất lao động và có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Để tiếp tục đưa KH&CN Thanh Hóa phát triển trong giai đoạn tiếp theo, dự thảo Báo cáo chính trị của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 đưa KH&CN Thanh Hóa là một trong 3 khâu đột phá quan trọng của đại hội. Với chủ đề: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững”, chắc chắn sự nghiệp KHCN&ĐMST Thanh Hóa sẽ có bước đột phá mới...

TS. Nguyễn Ngọc Túy (GĐ Sở KH&CN Thanh Hóa)


TS. Nguyễn Ngọc Túy (GĐ Sở KH&CN Thanh Hóa)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]