(vhds.baothanhhoa.vn) - Hiện nay, hình ảnh “shipper” đậu chiếc xe máy với thùng hàng phía sau dưới một tòa nhà văn phòng đã trở nên quen thuộc. Đó là nhờ công nghệ 4.0, khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm và thanh toán. Không cần kè kè ví tiền, chỉ với chiếc điện thoại thông minh, chúng ta đã có thể mua... cả thế giới.

Nhiều tiện ích từ Thanh toán Online

Hiện nay, hình ảnh “shipper” đậu chiếc xe máy với thùng hàng phía sau dưới một tòa nhà văn phòng đã trở nên quen thuộc. Đó là nhờ công nghệ 4.0, khiến người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm và thanh toán. Không cần kè kè ví tiền, chỉ với chiếc điện thoại thông minh, chúng ta đã có thể mua... cả thế giới.

Nhiều tiện ích từ Thanh toán Online

Khi đến hệ thống VinMart, chỉ thao tác quét QR là bạn có thể thanh toán.

Thương mại số hay còn gọi là thương mại điện tử là một trong 9 yếu tố quan trọng của một công dân số (Digital Citizen). Đặc biệt trong tình hình phòng, chống dịch COVID-19 như hiện nay, mua sắm online và thanh toán điện tử đã thể hiện được nhiều ưu điểm: nhanh, tiện lợi, an toàn và tránh tiếp xúc.

Xác định được xu hướng tiêu dùng của khách hàng, hàng loạt tài khoản ngân hàng online, ví điện tử, ví liên kết… không ngừng mở rộng dịch vụ cho người dùng theo cách tiện lợi nhất có thể. Theo số liệu của Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước hiện nay ở Việt Nam đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức thực hiện qua điện thoại di động.

Chị Linh (chủ cửa hàng Linh Vy spa, 54A Tô Vĩnh Diện, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa) cho biết: Công việc bận rộn, mẹ già yếu ở nhà, nên chị rất hạn chế việc để bà ra ngoài mua bán. Hầu hết chị mua và thanh toán online rồi họ giao hàng tận nhà. Thậm chí thông qua các ứng dụng giao hàng, chị có thể đi chợ online, mua sắm đầy đủ từ thực phẩm đến đồ dùng thiết yếu mà không cần đến siêu thị. Có thẻ và tiền trong ví VinID, hàng ngày chị mua sắm đầy đủ từ thực phẩm rau, thịt, trứng, sữa đến một số đồ dùng thiết yếu mà không cần đi siêu thị. Chị còn cho biết thêm: “Nhiều bạn bè tôi còn gần như bỏ hẳn thói quen đi siêu thị hằng tuần. Nhưng hằng ngày vẫn có thực phẩm tươi được siêu thị chuyển đến tận nhà chỉ sau 10 phút thanh toán. Hàng tháng, tôi đều thanh toán tiền điện, tiền nước, dịch vụ truyền hình... cũng trên điện thoại. Việc thanh toán đơn giản, tiện lợi khiến tôi chả còn muốn đi lại, đặc biệt trước dịch bệnh đang phải hạn chế tiếp xúc đông người thì lựa chọn mua hàng và thanh toán online là vô cùng an toàn và thuận tiện”.

Không chỉ có VinID mà nhiều ngân hàng đã triển khai ứng dụng SmartBanking trên điện thoại để khách hàng có thể đi chợ online. Tuy nhiên, điểm hạn chế là các ứng dụng này hiện đang chỉ áp dụng ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Hiện nay, ngoài việc thanh toán online qua các cổng thanh toán điện tử, khách hàng có thể thanh toán qua smartphone, thanh toán bằng ví điện tử. Đặc biệt nhờ chiến lược truyền thông, ví điện tử đã thực sự bùng nổ và gần gũi hơn với người tiêu dùng. Anh Lữ Hoàng (CT1, chung cư Phú Sơn, TP Thanh Hóa) cho biết: “Tôi thích dùng ví điện tử bởi tính bảo mật cao. Tôi đang sử dụng ViettelPay. Để vào được ứng dụng này buộc xác thực hai lớp, xác thực bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt; tự động khóa ứng dụng khi quá thời gian sử dụng; các tính năng mã hóa khác giúp bảo vệ thông tin người dùng một cách tốt nhất. Vì thế tôi không lo bị mất tiền nếu chẳng may mất điện thoại”.

Rõ ràng chỉ một chiếc điện thoại thông minh cầm tay mà vẫn thanh toán được các khoản phí như đang cầm tiền mặt. Dịch vụ này đã chứng minh sự tiện lợi trong thanh toán. Nói về xu hướng thanh toán online, ông Nhữ Ngọc Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh Hậu Lộc, cho biết: Dù trên địa bàn huyện, nhưng tính đến nay, khách hàng mở thẻ ở đây, lũy kế lên tới 35.000 khách hàng trong đó là 15.800 thẻ đang hoạt động. Điều này cho thấy những tiện ích của thanh toán không dùng tiền mặt phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của người dân trên địa bàn. Ông còn cho biết thêm, hiện chưa có con số thống kê cụ thể so với thanh toán truyền thống thì lượng thanh toán online chiếm bao nhiêu phần trăm. Nhưng nhìn từ tỷ lệ phí, doanh số thu phí qua internet banking thường xuyên tăng, điều này báo hiệu xu hướng sử dụng online đang có sự tăng trưởng. Đơn giản như trước đây để gửi tiết kiệm, khách hàng buộc phải ra ngân hàng mở sổ tiết kiệm, thì hiện nay, chỉ cần tải app ngân hàng về, đăng nhập tài khoản và bấm vào tiền gửi trực tuyến, rồi chọn kỳ hạn, chọn số tiền gửi, là bạn đã có ngay sổ tiết kiệm online. Khi tất toán sổ bạn cũng chỉ cần click chuột là tiền về ngay tài khoản. Ngoài ra, chuyển khoản trên ứng dụng bạn còn được hoàn tiền, hoặc giảm giá.

Tuy nhiên, với người sử dụng mới tiếp cận với thương mại điện tử, để xóa đi tâm lý e ngại là điều khó khăn. Hầu hết, những người ngoài 45 - 50 tuổi cho rằng, phải có giấy tờ chứng thực, chứ chẳng may mất tiền thì bắt đền ai? Hiện đại thì dễ hại tiền, tâm lý e ngại hacker, hay những đối tượng giả danh trên hệ thống, đó còn là chưa kể những đối tượng giả công an, ngân hàng, chính là nguyên nhân người sử dụng thanh toán điện tử chưa đạt được tỷ lệ như kỳ vọng. Để người mua hàng sẵn sàng cho việc thanh toán online, không dùng tiền mặt, theo cần kiên quyết kiểm tra, xử lý những sàn thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái không rõ nguồn gốc. Cùng đó có chế tài và biện pháp mạnh mẽ để tạo niềm tin cho người mua sắm và thanh toán

online. Các ngân hàng, cổng thanh toán và nhà mạng cần tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người dân khi thanh toán online; đồng thời, tạo dựng cơ sở dữ liệu dùng chung để giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Theo ông Trịnh Quốc Vinh, Giám đốc

Agribank Chi nhánh Nông Cống: Với công cụ pháp luật hiện nay, căn cứ vào công lệnh chuyển tiền, khách hàng đã được pháp luật bảo vệ. Vì thế, những năm gần đây, số lượng tài khoản đăng ký Agribank Chi nhánh Nông Cống tăng lớn. So với khách hàng truyền thống, lượng khách hàng thanh toán online ở đây đã chiếm 40% lượng thanh toán.

Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ, đến năm 2025 Việt Nam sẽ có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, thanh toán không tiền mặt khi mua sắm trực tuyến đạt 50%. Để đạt mục tiêu, quan trọng hơn hết là cần có các chính sách liên kết trong việc thanh toán, an toàn bảo mật thông tin dữ liệu của người dùng.

Thương mại điện tử sẽ tiết kiệm chi phí cho nhiều đối tượng, giảm thiểu nhân lực của nhiều ngành tuy nhiên chính nhờ việc mua bán và thanh toán online mà đối tượng

shipper (người vận chuyển hàng hóa) đang là nghề phát triển nhất hiện nay. Nguyễn Văn Long (xã Quảng Minh, TP Sầm Sơn) cho biết: Sau khi tốt nghiệp THPT em đi học nghề sửa xe một thời gian nhưng nhà không có điều kiện mở cửa hàng nên em chọn nghề shipper. Chỉ cần chăm chỉ, trung thực và nhanh nhẹn là có thu nhập ổn. Đặc biệt từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, so với các nghề khác, shipper không bị ảnh hưởng nhiều về thu nhập”.

Rõ ràng, thương mại điện tử với việc mua hàng online và thanh toán online đã mở ra nghề mới hiện nay: nghề shipper - giúp tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động. Quan trọng hơn hết, thương mại điện tử giúp người dân thanh toán dễ dàng, đảm bảo an toàn mà không phải dùng tiền mặt.

Bài và ảnh: Huyền Chi


Bài và ảnh: Huyền Chi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]