(vhds.baothanhhoa.vn) - Cách đây 53 năm, Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO - World Intellectual Property Organization ) đã thông qua tuyên bố lấy ngày 26/4 hàng năm là ngày Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới bắt đầu có hiệu lực (26/4/1970) - làm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới.

Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Cách đây 53 năm, Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO - World Intellectual Property Organization ) đã thông qua tuyên bố lấy ngày 26/4 hàng năm là ngày Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới bắt đầu có hiệu lực (26/4/1970) - làm ngày Sở hữu trí tuệ thế giới.

Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Ảnh: WIPO

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới ra đời nhằm mục đích nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp... tới cuộc sống hàng ngày; đồng thời tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới; tôn vinh hoạt động sáng tạo và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu; khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Và, ngày 26/4 hàng năm, WIPO cùng các nước thành viên đã tổ chức kỷ niệm ngày Sở hữu trí tuệ với nhiều hoạt động có ý nghĩa với mỗi năm một chủ đề. Năm 2023, chủ đề được WIPO đưa ra là “Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo”. Thông điệp khẳng định một lần nữa vai trò, tầm quan trọng, cũng như ghi nhận những đóng góp to lớn của phụ nữ trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo trên toàn thế giới.

Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Ảnh: WIPO

Trải qua nhiều thế hệ, phụ nữ đã định hình thế giới của chúng ta bằng sự khéo léo và sáng tạo của mình. Phụ nữ ở khắp mọi nơi đang thúc đẩy các đột phá khoa học; Thiết lập xu hướng sáng tạo mới; Tạo dựng doanh nghiệp và làm biến đổi thế giới của chúng ta. Phụ nữ mang đến những quan điểm và tài năng mới. Nhưng có một vấn đề! Quá ít phụ nữ tham gia vào hệ thống sở hữu trí tuệ. Điều đó có nghĩa là có quá ít phụ nữ được hưởng lợi từ sở hữu trí tuệ. Và khi phụ nữ bị thua thiệt, tất cả chúng ta cũng sẽ bị thua thiệt. Vì vậy, chúng ta cần khuyến khích nhiều phụ nữ hơn sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ để bảo vệ và gia tăng giá trị cho công việc của họ. Bằng cách đó, chúng ta có thể phát triển các công nghệ ngày càng nhiều hơn và tốt hơn phục vụ con người; Tạo ra nhiều hơn các doanh nghiệp thành đạt do phụ nữ lãnh đạo; Hỗ trợ phục hồi kinh tế và phát triển trở lại tốt hơn.

Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Ảnh: WIPO

Hãy tưởng tượng những gì chúng ta có thể đạt được... khi có nhiều phụ nữ hơn tham gia vào hoạt động đổi mới và sáng tạo. Khi hoạt động đổi mới, sáng tạo và kinh doanh song hành và gắn với những ý tưởng và quan điểm mới, tất cả chúng ta đều được hưởng lợi. Sự đa dạng chính là sức mạnh của chúng ta. Mọi người, ở khắp mọi nơi, đều có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ công nghệ, thương hiệu và sự sáng tạo của mình. Phụ nữ chiếm gần một nửa dân số toàn cầu. Họ là nguồn tài năng to lớn. Tất cả chúng ta đều được hưởng lợi từ việc tích cực khuyến khích phụ nữ sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2023 là dịp để tôn vinh tất cả những người phụ nữ tài năng trên toàn thế giới. Hãy hướng tới bình đẳng giới trong hoạt động sở hữu trí tuệ và giải phóng sự khéo léo và sáng tạo của phụ nữ và trẻ em gái ở khắp mọi nơi. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một ngày mai tốt đẹp hơn.

Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ - Thúc đẩy đổi mới và sáng tạo

Ảnh: WIPO

Hiện nay, WIPO đang có 188 thành viên hoạt động liên tục và quản lý khoảng 23 Hiệp ước Quốc tế quan trọng. Trụ sở chính được đặt tại Geneva (Thụy Sĩ). Không giống các cơ quan khác của Liên hợp quốc, WIPO có nguồn tài chính riêng độc lập với sự đóng góp của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Tại Việt Nam, khoa học và công nghệ là 1 trong 8 lĩnh vực của mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới. Theo một thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, trong những năm qua, số lượng nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam có sự gia tăng, chiếm trên 40% tổng số nhân lực nghiên cứu phát triển của cả nước. Theo một khảo sát của WIPO năm 2022, ở các nước trên thế giới, hơn 50% các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ và ở Việt Nam là trên 60%. Bởi vậy, việc xây dựng một hệ sinh thái Sở hữu trí tuệ thân thiện và hỗ trợ phụ nữ có thể giúp cho họ tự khẳng định được vị thế, vai trò, đóng góp được nhiều hơn cho công cuộc đổi mới và phát triển của Nhà nước, xã hội và cộng đồng.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]