(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong thời đại công nghệ 4.0 việc số hóa di sản đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần lưu trữ, giữ gìn được tính nguyên gốc của di sản nhằm giới thiệu, quảng bá với cộng đồng trong và ngoài nước một cách nhanh chóng.

Số hóa di sản để bảo tồn và quản lý dễ dàng hơn

Trong thời đại công nghệ 4.0 việc số hóa di sản đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần lưu trữ, giữ gìn được tính nguyên gốc của di sản nhằm giới thiệu, quảng bá với cộng đồng trong và ngoài nước một cách nhanh chóng.

Số hóa di sản để bảo tồn và quản lý dễ dàng hơn

(Ảnh minh họa)

Trong Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đã nêu: Chương trình đặt mục tiêu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững; bảo đảm tích hợp được vào khung kiến trúc Chính phủ điện tử và Hệ tri thức Việt số hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số, thực hiện liên thông dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, bảo đảm đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng ở mọi lúc, mọi nơi.

Được biết, hiện nay toàn quốc có khoảng 3.500 di tích quốc gia, hơn 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đây là con số rất lớn trong khi đó những biến động về tự nhiên và điều kiện xã hội thì diễn ra từng giờ, từng phút. Vậy nên mỗi địa phương cần xây dựng và vận hành “Ngân hàng số về di tích và công tác bảo tồn di tích” bằng cách ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng 4.0 góp phần vào việc đảm bảo giữ gìn, bảo tồn tính nguyên gốc của các di tích.

Trong khi đó, việc thu thập dữ liệu chính xác và đầy đủ với một di tích là rất khó khăn. Để đưa được hồ sơ của một di tích lên dữ liệu số, đòi hỏi phải cần đến một ê kíp với nhiều người cùng thực hiện trong thời gian dài, và các cán bộ thực hiện phải là người hiểu biết về công nghệ số, cùng với máy móc sẽ rà soát kỹ lưỡng dữ liệu trong kho lưu trữ, khảo sát thực tế hiện trạng sau đó tổng hợp, cập nhật bổ sung thông tin hoàn chỉnh.

Có thể thấy câu chuyện số hóa và bảo tồn di tích quan trọng như thế nào. Bởi nếu như công tác quản lý, giám sát chặt chẽ và thường xuyên hơn thì sẽ không có những việc “đã rồi” như đình Lương Xá tại Hà Nội được “phù phép” thành mới tinh bằng những vật liệu, cấu kiện hoàn toàn xa lạ với yếu tố gốc sau khi tôn tạo. Hay chùa Khúc Thủy ở huyện Thanh Oai, Hà Nội vì tắc trách trong công tác quản lý nên nhà chùa và người dân đã tự ý xây dựng các công trình mới trong khuôn viên di tích không phù hợp với cảnh quan, không gian văn hóa. Vậy nên, việc trang bị đầy đủ dữ liệu về kiến trúc, vật liệu, hoa văn, màu sắc… trên các nền tảng số được xem là một trong những giải pháp giúp cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích đảm bảo được yếu tố nguyên gốc. Cùng với đó việc quảng bá đất nước, con người Việt Nam ra thế giới cũng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hà Hiếu


Hà Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]