(vhds.baothanhhoa.vn) - Thiết bị đào tạo tự làm đã, đang trở thành yêu cầu tất yếu của các trường dạy nghề. Các sản phẩm này có chi phí sản xuất thấp nhưng lại mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong công tác giảng dạy.

Thiết bị đào tạo tự làm - Từ ý tưởng đến hiện thực...

Thiết bị đào tạo tự làm đã, đang trở thành yêu cầu tất yếu của các trường dạy nghề. Các sản phẩm này có chi phí sản xuất thấp nhưng lại mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong công tác giảng dạy.

Thiết bị đào tạo tự làm - Từ ý tưởng đến hiện thực...

Mô hình “Chăn nuôi lợn thịt khép kín” của Trường TCN Nga Sơn giúp giáo viên chủ động được kế hoạch giảng dạy, tiết kiệm kinh phí. (Ảnh nhà trường cung cấp)

Phát huy tác dụng trong giảng dạy

Năm học 2021 - 2022, lớp Điện lạnh, K12, khoa Giáo dục - Nghề nghiệp Trường Trung cấp nghề (TCN) Bỉm Sơn đã đưa vào vận hành hệ thống máy thu hồi gas. Với mô hình này học sinh không những hiểu được nguyên lý quá trình vận hành mà có thể hiểu sâu hơn về áp suất của môi chất.

Theo thầy giáo Trịnh Quốc Nho, với tình trạng thực tế của nhà trường và nội dung các bài học của những môn học/mô đun theo chương trình học thì có rất nhiều bài liên quan đến nạp gas cho các hệ thống lạnh. Thầy cho biết: “Với số lượng mô hình có hạn và số lượng học sinh nhiều thì việc phải thu hồi gas để tái sử dụng là rất cần thiết vì ngoài việc gây lãng phí gas lạnh thì khi thải gas lạnh ra ngoài còn làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường”.

Trong năm 2022, Trường TCN Nga Sơn cũng đã cho ra đời mô hình thiết bị đào tạo tự làm có tên “Mô hình chăn nuôi lợn thịt khép kín”. Theo chia sẻ của thầy giáo Phạm Văn Trọng, Phó trưởng khoa Giáo dục - Nghề nghiệp Trường TCN Nga Sơn thì nhóm tác giả, trên cơ sở thực tế giảng dạy nhận thấy, để giáo viên và học sinh trong các giờ thực hành hoặc tham quan quy trình hoạt động của trang trại lợn thịt khép kín là khó nên ý tưởng mô hình đã ra đời. Thầy Trọng cho hay: “Khi người lạ vào trang trại, sẽ vô tình mang mầm bệnh từ bên ngoài vào gây bệnh cho lợn. Bên cạnh đó làm cho lợn sợ, hoảng loạn dẫn đến ăn uống kém, giảm sự sinh trưởng và phát triển của lợn, nên các chủ trang trại thường từ chối không cho vào. Mô hình sẽ giúp giáo viên chủ động được kế hoạch giảng dạy, tiết kiệm được kinh phí, thời gian đi lại của giáo viên và học viên đến trang trại đồng thời giúp người học tiếp cận với khoa học kỹ thuật ngày một nhiều hơn”.

Các thiết bị đào tạo tự làm không chỉ tham gia các hội thi và mang về những thành tích mà nó còn phát huy tác dụng trong dạy học, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Tăng hiệu quả kinh tế

Mô hình “Máy thu hồi gas” và mô hình “Chăn nuôi lợn thịt khép kín” là 2 trong số những mô hình có hiệu quả rõ rệt. Thực tế, những thiết bị đào tạo tự làm này không chỉ mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong công tác giảng dạy mà còn có hiệu quả kinh tế cao trong việc đầu tư trang thiết bị đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đơn cử như mô hình “Máy thu hồi gas” ở Trường TCN Bỉm Sơn, nếu như mô hình đạt chuẩn thì kinh phí sẽ khoảng vài trăm triệu nhưng ở đây là mô hình nhỏ nên tổng kinh phí chỉ vài chục triệu. “Thường cứ 2 khóa, chúng tôi cho ra đời ít nhất một mô hình để tăng cường các thiết bị cho giảng dạy. Sau khi ra trường, học sinh có thể vận dụng những kiến thức cơ bản đã được học để ứng dụng mô hình một cách hiệu quả”, Hiệu trưởng Trường TCN Bỉm Sơn, ông Hứa Xuân Hương cho biết. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Minh - Hiệu trưởng Trường TCN Nga Sơn cũng khẳng định: “Thiết bị đào tạo tự làm có tính ứng dụng thực tế và phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương. Hầu hết các thiết bị đều sử dụng vật tư dễ tìm, kết hợp với sự sáng tạo của các thầy, cô giáo trong việc ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình thiết kế, sản xuất thiết bị đào tạo. Điều này đem đến tính khả thi cao trong việc nhân rộng kết quả tự làm thiết bị, nâng cao chất lượng và khả năng ứng dụng của thiết bị”.

Thiết bị đào tạo tự làm - Từ ý tưởng đến hiện thực...

Mô hình “Máy thu hồi gas” của Trường TCN Bỉm Sơn.

Sự đa dạng của thiết bị đào tạo tự làm chứng tỏ nó đã và đang thực sự trở thành cầu nối giữa khoa học và đào tạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực tế, đây cũng là một “sân chơi” trí tuệ cho giáo viên mà ở đó những người thầy được thỏa sức sáng tạo, đam mê, nhiệt huyết để cho ra đời những sản phẩm chất lượng, phù hợp với nội dung đào tạo...

Bài và ảnh: Vi An


Bài và ảnh: Vi An

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]