(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024 do Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tối 6/12, các đại biểu tham dự ấn tượng bởi những câu chuyện, chia sẻ của 6 khách mời đại diện cho lãnh đạo, chuyên gia khởi nghiệp, nông dân tiêu biểu trong vùng đồng DTTS&MN.

Những “bông hoa” nơi đại ngàn

Tại Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024 do Ban Dân tộc, Hội Nông dân tỉnh tổ chức tối 6/12, các đại biểu tham dự ấn tượng bởi những câu chuyện, chia sẻ của 6 khách mời đại diện cho lãnh đạo, chuyên gia khởi nghiệp, nông dân tiêu biểu trong vùng đồng DTTS&MN.

Những “bông hoa” nơi đại ngànÔng Hà Huy Giáp (người thứ 2 từ trái sang) là khách mời tại Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào DTTS&MN năm 2024.

Người có uy tín tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào thi đua lao động sản xuất

Những năm qua, với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự đồng lòng, chung sức, cố gắng vươn lên của đồng bào các DTTS, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhiều phong trào thi đua có sức lan tỏa sâu rộng, dần trở thành phong trào quần chúng rộng khắp; nhiều gương tập thể, cá nhân trong vùng đồng bào DTTS&MN luôn tích cực tham gia thi đua, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), góp phần làm nên những thành tựu quan trọng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, quốc phòng - an ninh của địa phương, khối đại đoàn kết dân tộc tiếp tục được củng cố, tăng cường. Ở các huyện miền núi cấp ủy, chính quyền các cấp đã phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên triển khai nhiều hoạt động thiết thực mang lại hiệu quả rõ rệt, đặc biệt là công tác phối hợp, quán triệt, triển khai, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN trong tỉnh, trong đó phát huy vai trò của đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng bản... trên các lĩnh vực.

Bằng việc triển khai tổ chức với nhiều hình thức khác nhau đã giúp đội ngũ người có uy tín hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS&MN chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ an ninh - trật tự trên địa bàn dân cư; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt trong lĩnh vực phát triển kinh tế, XDNTM, lực lượng người có uy tín, già làng, trưởng thôn, bản, trưởng dòng họ luôn tiên phong trong việc tìm hiểu, đổi mới các phương thức sản xuất, kinh doanh sáng tạo, hiệu quả nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu của địa phương; chủ động nghiên cứu, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, cộng đồng; hướng dẫn, giúp đỡ những hộ nghèo, hộ gia đình khó khăn về cách làm kinh tế hiệu quả để tăng nguồn thu, cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo ra các sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm lợi thế khu vực miền núi Thanh Hóa đang được tiêu thụ tốt trên thị trường như: chè, mật ong, gạo, măng, thanh long, bưởi, cam, dưa; nhiều trang trại và cơ sở sản xuất, chế biến được xây dựng đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho đồng bào vùng DTTS&MN.

Góp phần phát triển kinh tế địa phương, XDNTM

Người có uy tín luôn gương mẫu trong các phong trào vận động XDNTM, xây dựng sản phẩm OCOP ở địa phương; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động được đông đảo Nhân dân đồng tình, ủng hộ, tham gia hiến đất, giải phóng mặt bằng để mở rộng các tuyến đường, xây dựng nhiều công trình phúc lợi, phát triển KT-XH tại địa phương. Tiêu biểu như ở huyện Mường Lát có ông Lò Quốc Chừng, sinh năm 1965, người có uy tín tại khu 2, thị trấn Mường Lát đã tích cực tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, nhất là Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”. Ông cùng gia đình đã chủ động xây dựng sản phẩm “Thịt trâu gác bếp Dì Ốc” có chất lượng, mang đậm văn hóa, ẩm thực miền núi. Còn ở khu 3, thị trấn Mường Lát, ông Hà Văn Xiu, dân tộc Thái đã hiến đất làm đường và tích cực vận động bà con trong khu dân cư thực hiện hiến đất để làm đường giao thông nông thôn; xây dựng kinh tế hộ gia đình theo mô hình vườn - ao - chuồng tạo thu nhập cho gia đình. Ở bản Pùng, xã Quang Chiểu, ông Lò Văn Muồn gương mẫu trong việc hiến đất, hiến cây, làm đường xương cá, đường nội đồng, đường giao thông nông thôn để XDNTM.

Tại huyện miền núi Bá Thước giai đoạn 2021-2023 có 543 người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Lực lượng này luôn tích cực vận động Nhân dân phát triển kinh tế, XDNTM. Tiêu biểu như ông Trương Ngọc Quản, dân tộc Mường ở thôn Cò Con, xã Hạ Trung là người có uy tín trong cộng đồng khu dân cư, luôn gương mẫu trong các phong trào, tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, kinh doanh; ông Hà Văn Thành, dân tộc Thái ở thôn Trình, xã Lũng Cao là bí thư chi bộ, trưởng thôn gương mẫu, đi đầu trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động của thôn; vận động Nhân dân tích cực tham gia lao động sản xuất, kinh doanh, XDNTM; ông Bùi Thanh Hải, dân tộc Mường ở thôn Cộ, xã Điền Quang là bí thư chi bộ luôn gương mẫu, đi đầu tuyên truyền Nhân dân hiến đất xây dựng đường giao thông nông thôn, dọn dẹp đường làng ngõ xóm, nêu gương làm việc tốt; ông Lương Văn Xoan, dân tộc Thái ở thôn Ba, xã Ban Công là người có uy tín, đi đầu phát triển kinh tế gia đình.

Tại một số địa phương của huyện Bá Thước đã xuất hiện mô hình nhóm hộ gia đình, tổ hợp tác của người có uy tín, làm kinh tế giỏi, làm giàu chính đáng, đạt thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Tiêu biểu như ông Hà Văn Lưu, dân tộc Thái ở thôn Khà, xã Kỳ Tân là Giám đốc Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Phước Lộc, tạo việc làm cho 20 lao động; ông Hà Huy Giáp, dân tộc Thái, bí thư chi bộ, trưởng thôn, hội viên nông dân tiêu biểu thôn Đôn, xã Thành Lâm, đi đầu trong việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng, hằng năm đón khoảng 1.750 lượt khách, thu nhập hơn 300 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động địa phương; ông Trương Văn Phòng, dân tộc Mường, người có uy tín ở thôn Quang Trung, xã Lương Trung là hộ gia đình chăn nuôi giỏi, hằng năm cho thu nhập trên 100 triệu đồng.

Những tấm gương tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS&MN đã và đang góp phần xây dựng huyện miền núi Bá Thước nói riêng, khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày một đổi mới, giảm nghèo bền vững.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]