(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, song trong dòng chảy hối hả của cuộc sống vẫn còn những nghệ nhân, người làm nghề bằng sự đam mê, tâm huyết, đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống của quê hương

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Những năm gần đây nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, song trong dòng chảy hối hả của cuộc sống vẫn còn những nghệ nhân, người làm nghề bằng sự đam mê, tâm huyết, đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống của quê hương

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Bà Trần Thị Việt, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang (Khu Công nghiệp làng nghề, thị trấn Nga Sơn) dành gần trọn cuộc đời mình để gắn bó với nghề cói của quê hương. Các sản phẩm cói mỹ nghệ của Công ty TNHH Xuất khẩu Việt Trang không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn vươn mình nhiều nước trên thế giới, như: Đức, Mỹ, Nga, Anh, Nhật... mang theo khát vọng làm giàu chân chính của biết bao thế hệ người dân

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Gia đình ông Hoàng Văn Oánh có hơn 30 năm gắn bó với làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu ở thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa) . Đã có lúc nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô đứng trước nguy cơ mai một, khi chỉ còn vài hộ ở làng sản xuất cầm chừng. Gần đây, nhờ cơ chế chính sách khuyến khích của Nhà nước tạo nhiều cơ chế hỗ trợ, khôi phục nghề nên nghề ươm tơ đã khởi sắc trở lại. Nhiều sản phẩm đã được đưa đi tiêu thụ ở các tỉnh, thành trong nước, đặc biệt là thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Lào...

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Với mỗi người dân làm nghề mây tre đan ở xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa) đều tâm niệm: Giữ được bản sắc, truyền thống của quê hương cũng chính là giữ cho mình cái gốc văn hoá tốt đẹp ngàn đời. Nghề đan lát Hoằng Thịnh được hình thành từ rất sớm. Người dân trong xã sinh ra và lớn lên đã được thế hệ trước truyền lại và cứ thế làng nghề tồn tại và phát triển cho đến bây giờ. Hiện nay, toàn xã có có 500 hộ với khoảng 1.200 lao động, từ các em nhỏ khoảng 8, 9 tuổi đến những cụ già 70 đến 80 tuổi đều tham tham gia làm nghề với thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/người/tháng..

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Làng nghề rèn cơ khí truyền thống ở xã Tiến Lộc được lưu truyền lâu đời. Từng cái cuốc, xèng, liềm hay con dao của mỗi hộ đều có bí quyết rèn thép riêng. Đó là những kinh nghiệm cha ông truyền lại, không có trong sách vở nào cả.

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Những đồ dùng hàng ngày của làng rèn Tiến Lộc (Hậu Lộc) được người dân ưa chuộng

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Bà Nguyễn Thị Hội ở thôn Trường Thành, xã Trường Giang (Nông Cống) vẫn dành trọn “tâm huyết” với nghề làm nón lá

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Bá Châu và nghệ nhân Nguyễn Bá Qúy tại làng nghề đúc đồng truyền thống, làng Chè – Trà Đông, xã Thiệu Trung (Thiệu Hóa)

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Sản xuất đồ mỹ nghệ từ vỏ ốc tại gia đình bà Nguyễn Thị Thủy, phường Trung Sơn, TP Sầm Sơn. Từ những vỏ ốc thô ráp, những nhành san hô bé nhỏ qua đôi tay tài hoa của người thợ thủ công mỹ nghệ trở thành những kỷ vật lạ, độc đáo và mang đậm “hồn biển”.

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Nghề đan lưới cá ở xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của hoạt động đánh bắt hải sản của địa phương. Đằng sau những chuyến tàu ra khơi đánh bắt là sự đóng góp âm thầm của những người thợ ngày đêm cần mẫn với công việc đan lưới, công cụ không thể thiếu của người ngư dân trong mỗi chuyến ra khơi.

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Nghề mộc truyền thống Đạt Tài, xã Hoằng Hà (Hoằng Hoá) có đã từ rất lâu đời, cho đến ngày hôm nay, người dân Đạt Tài vẫn gắn bó với nghề, cho dù đi đến nơi đâu chỉ nhắc đến nghề mộc truyền thống thì ai ai cũng biết tới làng Mộc truyền thống Đạt Tài…Xã Hoằng Hà hiện có 1 doanh nghiệp và 78 hộ gia đình tại các thôn Đạt Tài 1, Đạt Tài 2, Hà Thái làm nghề mộc truyền thống, chiếm 7% tổng số hộ toàn xã. Doanh thu từ nghề mộc mang lại ước đạt khoảng hơn 70 tỷ đồng/năm.

Những người “giữ lửa” lưu giữ nét văn hóa truyền thống

Với nhiều phụ nữ xã Thanh Lâm (Như Xuân), nghề dệt thổ cẩm không chỉ là sinh kế mà còn là niềm tự hào.

Hiện nay toàn tỉnh có 155 nghề truyền thống, trong đó có 47 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống. Các làng nghề không chỉ có lịch sử hình thành và phát triển đến vài trăm năm tuổi, mà còn mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

Hà Châu


Hà Châu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]