(vhds.baothanhhoa.vn) - Tận dụng lợi thế về diện tích đồi rừng, những năm qua huyện Quan Hoá đã tuyên truyền, vận động Nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi và xem đây là thế mạnh và hướng đi phù hợp, giúp người dân thoát nghèo.

Phát triển chăn nuôi, hướng thoát nghèo của người dân Quan Hóa

Tận dụng lợi thế về diện tích đồi rừng, những năm qua huyện Quan Hoá đã tuyên truyền, vận động Nhân dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi và xem đây là thế mạnh và hướng đi phù hợp, giúp người dân thoát nghèo.

Phát triển chăn nuôi, hướng thoát nghèo của người dân Quan Hóa

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Len Văn Ơn ở bản Lếp, xã Nam Tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng cán bộ Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Hoá, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Len Văn Ơn ở bản Lếp, Nam Tiến. Ông Ơn cho biết: Trước đây, gia đình ông cũng như nhiều gia đình trong bản chủ yếu chăn nuôi theo kiểu truyền thống, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp. Những năm gần đây, được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương về áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, gia đình ông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại để phát triển chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp. Cùng với đó, ông được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn do huyện, xã tổ chức. Đến nay, trang trại của gia đình ông luôn duy trì nuôi từ 50 đến 70 con lợn/1 lứa. Mỗi năm xuất bán 4 lứa lợn, trừ chi phí thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Với lợi thế có sông Mã chảy qua, đặc biệt từ khi Nhà máy Thủy điện Trung Sơn đi vào hoạt động, gia đình anh Đinh Công Chức ở thôn Tà Bán (xã Trung Sơn) đã tập trung phát triển nuôi cá lồng. Anh Chức cho biết: “Tận dụng nguồn nước mặt ổn định của Nhà máy Thuỷ điện Trung Sơn lưu thông liên tục nên cung cấp lượng oxi cho cá khi nuôi với mật độ cao, nên thuận lợi cho cá nuôi phát triển tốt, cùng với đó cá được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Vì vậy, cá nhanh lớn, không bị bệnh, thịt cá chắc, ngon hơn, thị trường tiêu thụ ổn định. Đến nay, gia đình tôi đã phát triển được 6 lồng nuôi cá, trừ chi phí mỗi năm thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ nghề nuôi cá lồng”.

Phát triển chăn nuôi, hướng thoát nghèo của người dân Quan Hóa

Tận dụng mặt nước lòng hồ Nhà máy Thủy điện Trung Sơn, nhiều hộ dân trong xã đầu tư nuôi cá lồng.

Phó chủ tịch UBND huyện Quan Hóa Hà Thị Nga, cho biết: Phát huy lợi thế về diện tích đồi rừng và đất lâm nghiệp và sông suối, thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình chăn nuôi, từ chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đến thủy sản. Những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa luôn chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi; chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang phương thức gia trại và trang trại tập trung; từng bước phát triển các sản phẩm chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định nguồn thu nhập. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình đã quy hoạch chuồng trại chăn nuôi gia súc tập trung. Tính đến giai đoạn này, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quan Hóa đạt trên 196.000 con. Toàn huyện đã có 35 hộ gia trại chăn nuôi trâu, bò, lợn với quy mô từ 50 con trở lên, thực hiện chăn nuôi có kiểm soát, từng bước cải tạo giống cũ, đưa cây, con giống vào sản xuất để nâng giá trị. Phát triển nguồn lợi thủy sản được một số xã, thị trấn quan tâm thực hiện, ngoài duy trì trên 51 ha diện tích mặt nước ao, hồ hiện có, đã phát triển thêm 58 hộ nuôi cá lồng trên lòng hồ các nhà máy thủy điện.

Với mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, huyện Quan Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]