(vhds.baothanhhoa.vn) - Là huyện miền núi có nguồn lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Quan Hoá luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), qua đó góp phần nâng cao tay nghề, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Quan Hoá đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Là huyện miền núi có nguồn lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Quan Hoá luôn quan tâm đến công tác đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT), qua đó góp phần nâng cao tay nghề, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

Quan Hoá đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Khai giảng lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Quan Hoá.

Năm 2023, chị Hà Thị Ươm ở bản Tân Phúc, xã Phú Lệ cùng 34 học viên trong xã tham gia lớp đào tạo nghề đan lát do UBND huyện Quan Hoá tổ chức. Sau 3 tháng học nghề, chị đã thành thạo các kỹ thuật đan lát. Tranh thủ lúc nông nhàn chị Uơm nhận đan các sản phẩm mây tre mỹ nghệ với mức thu nhập hàng tháng ổn định.

Cùng với chị Ươm, 34 học viên đan lát còn lại của xã Phú Lệ đều tìm được việc làm phù hợp, với mức thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp.

Quan Hoá đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhờ được đào tạo nghề, chị em phụ nữ ở bản Bút, xã Nam Xuân vừa bảo tồn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống, vừa tạo ra sản phẩm hàng hoá phục vụ khách du lịch.

Cũng năm 2023 chị Hà Thị Ngơi cùng một số chị em ở bản Bút, xã Nam Xuân đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm truyền thống do UBND huyện Quan Hoá phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức. Nhờ được tham gia lớp đào tạo, các chị em phụ nữ ở bản Bút đã nắm bắt, thực hiện thuần thục những kỹ thuật dệt thổ cẩm truyền thống, mà còn tạo ra được những sản phẩm độc đáo, đặc sắc trở thành hàng hóa phục vụ khách du lịch.

Thời gian qua, công tác ĐTN, giải quyết việc làm cho LĐNT được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của huyện Quan Hoá đặc biệt quan tâm. Hằng năm, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT.

Trong đó, đặc biệt quan tâm và ưu tiên các đối tượng lao động là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chưa qua ĐTN ở các xã đặc biệt khó khăn. Gắn trách nhiệm của chính quyền các cấp huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch, lựa chọn nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT, gắn đào tạo với tạo việc làm, tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của LĐNT.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi: Tiểu dự án 3, dự án 5 về “Phát triển giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS, miền núi trên địa bàn huyện Quan Hoá” (đợt 2) năm 2023 và 2024, phòng LĐ,TB&XH huyện đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các phòng, ban liên quan, các xã, thị trấn, Trung tâm GDNN-GDTX đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ công tác ĐTN cho LĐNT, khuyến khích người lao động tích cực đăng ký tham gia.

Bên cạnh đó, tổ chức rà soát, ĐTN sát với nhu cầu của người lao động, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, hoặc chuyển đổi nghề của người lao động. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức giáo dục định hướng, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT sang giáo dục nghề nghiệp; tổ chức tuyển sinh và đào tạo theo quy định... Vì vậy, ý thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác ĐTN nói chung và ĐTN cho LĐNT nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Quan Hoá đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nhờ được tham gia các lớp ĐTN, nhiều hộ dân ở xã Trung Sơn đã đầu tư mô hình nuôi trồng thuỷ sản trên sông Mã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Từ năm 2023 đến nay, huyện Quan Hoá đã tổ chức 87 lớp ĐTN cho 2.635 LĐNT với nhiều ngành nghề. Tỷ lệ lao động qua ĐTN trên địa bàn huyện đạt 65%. Đa số người lao động sau khi học nghề đều ứng dụng tốt kiến thức vào sản xuất, kinh doanh.

Trưởng Phòng LĐ,TB&XH huyện Quan Hoá, ông Hoàng Mạnh Hùng, cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt, công tác ĐTN cho LĐNT trên địa bàn huyện vẫn còn gặp những khó khăn, như: Địa bàn rộng, đi lại khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn hạn chế; đối tượng tham gia học nghề không đồng đều về độ tuổi, trình độ, nhận thức, điều kiện gia đình, một số LĐNT nhất là lao động trẻ chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của học nghề. Trong khi đó, đội ngũ giáo viên còn thiếu, trình độ nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu khoa học - công nghệ, kỹ thuật tiên tiến.... Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện còn ít, việc thu hút giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương còn gặp nhiều khó khăn.

Thời gian tới, huyện Quan Hoá tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ĐTN, giải quyết việc làm đến đông đảo người dân; thường xuyên tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo và định hướng ĐTN, việc làm... Qua đó, từng bước tăng thu nhập và ổn định đời sống Nhân dân, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi.

Khắc Công


Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]