(vhds.baothanhhoa.vn) - Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP. Chương trình này đã và đang tạo nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Chương trình OCOP: Tạo nhiều việc làm cho lao động

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP. Chương trình này đã và đang tạo nhiều việc làm cho lao động, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Chương trình OCOP: Tạo nhiều việc làm cho lao độngCông nhân Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia (Hoằng Hóa) trong một công đoạn sản xuất mắm.

Với thế mạnh từ kinh tế biển, người dân xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) đã phát huy nghề truyền thống làm nước mắm, mắm tôm tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Nổi bật nhất là mắm tôm Lê Gia - sản phẩm OCOP 5 sao đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Ông Lê Ngọc Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, cho biết: Để có sản phẩm tốt, nguyên liệu phải được chọn lọc kỹ càng cùng với nồng độ muối vừa đủ và kỹ thuật gia truyền bao đời. Việc ngâm ủ mắm được thực hiện trong nhà tôn kính. Thùng làm bằng gỗ bời lời là gỗ chịu mặn, sản phẩm luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giúp quá trình lên men tự nhiên, có mùi vị đặc trưng, thơm ngon. Hiện công ty sản xuất 500 tấn sản phẩm/năm, xuất khẩu đi nhiều nước và đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Theo ông sau gần 5 năm khởi nghiệp, mắm Lê Gia có mặt trên các siêu thị hệ thống lớn toàn quốc. Chúng tôi tự hào khi xuất khẩu những sản phẩm mang giá trị văn hóa ẩm thực cha ông đến bạn bè thế giới, giám đốc công ty tâm sự.

Là đơn vị dẫn đầu của tỉnh về sản phẩm OCOP từ 3 - 4 sao, huyện Nga Sơn đã chủ động khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, hộ tư nhân đầu tư xây dựng sản phẩm truyền thống có lợi thế ở địa phương như: chiếu cói trải sàn, chiếu dệt tay thủ công, chiếu xách tay Ngân Khương, bình hoa bằng cói… Các sản phẩm đang tiêu thụ tốt thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động với mức thu nhập ổn định. Nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên trở thành hộ khá. Huyện Triệu Sơn phát huy thế mạnh xây dựng sản phẩm: mật ong 4 mùa hoa rừng nguyên chất, chè sạch Bình Sơn, trà xanh túi lọc, trà cà gai leo, siro bổ dưỡng sâm Báo, chổi đót Thọ Bình. Việc xây dựng sản phẩm chè Bình Sơn đạt OCOP 3 sao tạo thêm cơ hội cho người dân mở rộng diện tích, đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.

Những năm gần đây Thanh Hóa đã tạo được sức lan tỏa trong xây dựng sản phẩm OCOP. Vì thế mỗi năm đã xét và công nhận gần 100 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 4 sao. Cùng với đó là các chính sách khuyến khích, khen thưởng, tôn vinh các sản phẩm OCOP. Do đó đã động viên kịp thời các chủ thể tích cực tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP. Từ đó có nhiều đóng góp cho kinh tế địa phương phát triển, xây dựng cuộc sống người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]