(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ lâu, Hoằng Hóa nổi tiếng là “Thủ phủ dừa” không chỉ ở xứ Thanh mà cả khu vực Bắc Trung bộ. Chẳng thế mà dừa Hoằng Hóa đã đi vào ca dao, bài hát hay về Thanh Hóa. Trước đây, dừa Hoằng Hóa được trồng với diện tích lớn, hầu như xã nào cũng có dừa nhưng chủ yếu là ở Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Đức, Hoằng Phúc…

Đặc sản dừa Hoằng Hóa

Từ lâu, Hoằng Hóa nổi tiếng là “Thủ phủ dừa” không chỉ ở xứ Thanh mà cả khu vực Bắc Trung bộ. Chẳng thế mà dừa Hoằng Hóa đã đi vào ca dao, bài hát hay về Thanh Hóa. Trước đây, dừa Hoằng Hóa được trồng với diện tích lớn, hầu như xã nào cũng có dừa nhưng chủ yếu là ở Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Đức, Hoằng Phúc…

Đặc sản dừa Hoằng HóaKhách hàng mua dừa Hoằng Hóa tại TP Thanh Hóa.

Dừa có giá trị trong cuộc sống, từ nước dừa cho đến cùi dừa, xơ dừa, lá dừa, vỏ dừa… Nước dừa ngon và bổ, cùi dừa mỏng nạo uống cùng với nước dừa quả là tuyệt vời cho những cơn khát mùa hè. Cùi dừa già cũng trở thành món ăn độc đáo khi thái lát rang với thịt lợn ba chỉ hoặc thịt mông. Còn nước cốt dừa là thứ gia vị quý có thể chế biến trong các đồ ăn, thức uống. Đặc biệt cùi dừa cứng còn là nguyên liệu chính để làm món mứt tết độc đáo; nạo hấp cùng đồ xôi nếp cái hoa vàng thơm phức trong những ngày giỗ, tết…

Những năm gần đây, Thanh Hóa đang phát triển “Ngành công nghiệp không khói” mạnh mẽ. Biển Sầm Sơn, Khu Du lịch Hải Tiến, Hải Hòa đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Theo đó còn có suối cá Cẩm Lương, Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích cấp quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Cảng Hàng không Thọ Xuân, mỗi năm đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước về tham quan, vãn cảnh...

Và khi du khách về đến Thanh Hóa, họ không quên thưởng thức các món đặc sản xứ Thanh, trong đó được uống nước dừa Hoằng Hóa. Chị Nguyễn Thị Chu Hương (Hà Nội) chia sẻ: Khi về du lịch Hải Tiến tôi chỉ thích uống nước dừa xứ Thanh thơm mát và bổ.

Cây dừa vẫn còn nguyên giá trị kinh tế và tinh thần. Hiện nhiều hộ dân ở các xã Hoằng Lộc, Hoằng Thành, Hoằng Đại giàu lên từ việc trồng dừa. Chị Nguyễn Thị Thủy, thôn Đồng Tiến, xã Hoằng Đại cho biết: Gia đình làm nông nghiệp chỉ có 3 sào ruộng, ứng dụng cơ giới hóa nên cũng nhàn. Vì thế để có thêm thu nhập, hàng ngày cả 2 vợ chồng thường đưa dừa lên TP Thanh Hóa để bán; bình quân cũng kiếm thêm được 200.000 đồng/ngày. Dừa vẫn là cây xóa đói, giảm nghèo và làm giàu. Để dừa Hoằng Hóa tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân, phục vụ tốt ngành du lịch xứ Thanh, Thanh Hóa cần sớm xây dựng chính sách khuyến khích cho cây dừa Hoằng Hóa, nhất là đưa sản phẩm sớm trở thành sản phẩm OCOP - động lực cho cây đặc sản nổi tiếng của huyện Hoằng Hóa phát triển.

Bài và ảnh: Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]