(vhds.baothanhhoa.vn) - Mục đích của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây cũng là nhiệm vụ trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Vì thế trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Đẩy mạnh phát triển Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm”

Mục đích của Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đây cũng là nhiệm vụ trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM). Vì thế trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Đẩy mạnh phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm”Khách hàng mua sản phẩm OCOP của huyện Triệu Sơn tại Hội chợ - Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2015 - 2020.

Sau 3 năm thực hiện chương trình này, Thanh Hóa đã đạt được những kết quả nhất định, người dân, doanh nghiệp nhận thức đúng đắn và tích cực tham gia. Năm 2021, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, nhưng Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh đến huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, khảo sát, hướng dẫn các chủ thể, nên đã 3 lần trình cấp có thẩm quyền xét duyệt công nhận được 51 sản phẩm OCOP, nâng lũy kế đến nay đã có 120 sản phẩm của 63 xã, phường, thị trấn ở 21 huyện, thị, thành phố với 77 chủ thể tham gia. Trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao, 89 sản phẩm 3 sao. Bên cạnh đó, văn phòng còn tổ chức được các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP với 12 gian tại Siêu thị

Co.opmart, 9 gian tại Khách sạn Sao Mai (TP Thanh Hóa), 12 gian hàng tại bãi tắm A (TP Sầm Sơn)... Đồng thời kết nối thị trường sản phẩm OCOP tại TP Hà Nội, tỉnh Hòa Bình, đảo Phú Quốc; tư vấn thành lập hợp tác xã OCOP Thanh Hóa.

Mặc dù đạt được những kết quả nhất định, song so với tiềm năng, việc phát triển sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn còn hạn chế; nhiều sản phẩm có lợi thế trong phát triển du lịch chưa được công nhận. Nhiều làng nghề truyền thống, khu, điểm du lịch chưa có sản phẩm OCOP. Còn nhiều địa phương chưa nhận thức đúng về chương trình, nên chưa có sản phẩm tham gia, như: Mường Lát, Quan Sơn, Cẩm Thủy, thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn... Không những thế, sản phẩm tham gia còn manh mún, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; một số sản phẩm chưa chú trọng đến thiết kế mẫu mã, bao bì, nên chưa thu hút được người tiêu dùng...

Để đạt mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, toàn tỉnh có thêm ít nhất 5 sản phẩm OCOP 5 sao, hơn 467 sản phẩm từ 3 - 4 sao; 5 mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng và 5 điểm du lịch; hoàn thành ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP; mỗi huyện có ít nhất 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hình thành các trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm... Thanh Hóa tiếp tục thực hiện các giải pháp chủ yếu: đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cấp website ocoptinhthanhhoa. com.vn; chú trọng công tác tập huấn, đưa chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy Đảng... Trong đó chú trọng hoàn thiện hệ thống quản lý, có cơ chế chính sách phù hợp cho chương trình, xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, quảng bá xúc tiến thương mại...

Ngọc Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]