(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, trong đó có các sản phẩm liên quan đến thảo dược. Với việc ra đời “Gạo tím Quê Nông thôn” của xã Minh Khôi (Nông Cống) đã được khách hàng đánh giá cao bởi ưu thế vượt trội từ sản phẩm này. Điểm khác biệt của sản phẩm là sử dụng giống lúa tím thuần truyền thống, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vô cơ. Điều kiện canh tác ở vùng chiêm trũng, dinh dưỡng đất và khoáng cao, đất chưa bị nhiễm hóa chất. Khi lúa chín được phơi lúa trên nền gạch đỏ, nắng tự nhiên, xay xát bỏ vỏ trấu và bảo quản bằng công nghệ hút chân không...

Gạo tím Quê Nông thôn cơ hội cho người dân lựa chọn sản phẩm

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nhằm nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng phát triển, trong đó có các sản phẩm liên quan đến thảo dược. Với việc ra đời “Gạo tím Quê Nông thôn” của xã Minh Khôi (Nông Cống) đã được khách hàng đánh giá cao bởi ưu thế vượt trội từ sản phẩm này. Điểm khác biệt của sản phẩm là sử dụng giống lúa tím thuần truyền thống, không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vô cơ. Điều kiện canh tác ở vùng chiêm trũng, dinh dưỡng đất và khoáng cao, đất chưa bị nhiễm hóa chất. Khi lúa chín được phơi lúa trên nền gạch đỏ, nắng tự nhiên, xay xát bỏ vỏ trấu và bảo quản bằng công nghệ hút chân không...

Gạo tím Quê Nông thôn cơ hội cho người dân lựa chọn sản phẩm

Sản phẩm “Gạo tím Quê Nông thôn” cung ứng ra thị trường.

Lúa tím là giống lúa được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh quốc gia (Bộ Y tế) kiểm nghiệm và chứng nhận chứa nhiều vi chất dinh dưỡng như Omega 6, 9, vitamin A, B1, B2, B6, lipit, canxi, sắt, chất xơ... Cơm nấu từ gạo tím ngon, dai và giàu chất béo thực vật, rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường... Do đó, lúa tím quê nông thôn có giá trị như một loại thực phẩm chức năng giúp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh mạn tính của người tiêu dùng, mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho lúa gạo thảo dược. Quy trình sản xuất gạo tím quê nông thôn áp dụng phương pháp hữu cơ nên năng suất chỉ đạt 200 - 220 kg/sào. Bên cạnh đó chi phí đầu tư sản xuất hữu cơ cao nên giá thành sản phẩm cao hơn. Song, nhờ thế mạnh và giá trị của sản phẩm nên sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó.

Chị Ngô Thị Tương, chủ hộ sản xuất, kinh doanh gạo tím chia sẻ: Sau khi thực hiện chủ trương “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), huyện Nông Cống đã chọn sản phẩm gạo tím quê nông thôn đưa vào bộ sản phẩm gạo chất lượng cao của địa phương. Lúc đầu, gia đình đưa vào trồng trong vụ đông xuân năm 2019 với diện tích 0,5 ha, nay đã mở rộng lên 12 ha, sản lượng đạt 60 tấn/năm, giá bán 60.000 đ/túi (1,4 kg). Năm 2021 sản phẩm gạo tím quê nông thôn đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi được công nhận, chủ hộ tập trung xây dựng thương hiệu, mẫu mã bao bì bắt mắt hơn, được dán tem, truy xuất nguồn gốc rõ ràng nên gạo tím tiêu thụ ngày càng tốt hơn...

Để người tiêu dùng biết tới sản phẩm nhiều hơn nữa, chủ cơ sở đã mở rộng mạng lưới phân phối qua các các kênh bán hàng trực tiếp như cửa hàng tiện lợi, hội chợ và giới thiệu trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo... Đồng thời có chính sách ưu đãi khuyến khích với các đại lý bán hàng.

Một trong những định hướng của chủ cơ sở là tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại và marketing, mở rộng sản xuất liên kết quy mô lên 20 ha, tăng sản lượng từ 100 - 150 tấn/năm; đầu tư trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt phương châm: “Gạo tím Quê Nông thôn - Nâng niu sức khỏe của bạn, ăn chậm, nhai kỹ, no lâu - tận hưởng cuộc sống hạnh phúc”.

Đức Vũ


Đức Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]