(vhds.baothanhhoa.vn) - Dù chưa được xuất khẩu, song sản phẩm gạo của Thanh Hoá không còn “vô danh” trên thị trường. Những thương hiệu "made in Thanh Hoá”, như: Thanh Hương 2, Ngọc Trai, Ngọc Phố, Tâm Phú Hưng, nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh... đã được người tiêu dùng ưa chuộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Dù chưa được xuất khẩu, song sản phẩm gạo của Thanh Hoá không còn “vô danh” trên thị trường. Những thương hiệu "made in Thanh Hoá”, như: Thanh Hương 2, Ngọc Trai, Ngọc Phố, Tâm Phú Hưng, nếp hạt cau Tiên Sơn Hà Lĩnh... đã được người tiêu dùng ưa chuộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Thanh Hóa được xác định là tỉnh có tiềm năng để phát triển mạnh sản xuất lúa, gạo. Hằng năm, nông dân trên địa bàn tỉnh gieo cấy khoảng 231,2 nghìn ha lúa, sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Trong đó, có có khoảng 150.000 ha lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao và hàng nghìn ha các giống lúa đặc sản của địa phương.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Với những lợi thế và thành tựu đạt được trong sản xuất lúa, gạo, tỉnh đã và đang thực hiện các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị và thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến lúa gạo nhằm nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu của gạo Thanh Hóa.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Theo đó, toàn tỉnh hình thành 193 chuỗi cung ứng lúa gạo. Điển hình, như: chuỗi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 200 ha tại huyện Nông Cống; sản xuất lúa nếp cái hoa vàng, với diện tích khoảng 70 ha tại các huyện Hà Trung; Ngọc Lặc, Thạch Thành, Quan Hóa...

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Ngoài ra, tỉnh còn thu hút được 7 doanh nghiệp lớn thu mua chế biến lúa gạo với tổng công suất 180.000 tấn.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Lúa gạo được chế biến thông qua xay xát theo quy trình khép kín (sấy, xay xát, đóng gói, bảo quản), sản phẩm chủ yếu là gạo chất lượng cao, gạo thơm, gạo hữu cơ, gạo đặc sản,... đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với sản lượng ổn định cho các khu công nghiệp, trường học, nhà hàng, siêu thị trong tỉnh.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Cùng với việc "chuẩn hoá” kỹ thuật, chất lượng cho hạt gạo, các địa phương trong tỉnh đã và đang đưa vào sản xuất nhiều giống lúa chất lượng cao được thị trường ưa chuộng, như ST 25, ST 21... Nhờ chú trọng phát triển ngành sản xuất lúa, gạo nên tính đến tháng 9-2022, tỉnh Thanh Hoá có 10 sản phẩm gạo được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3-4 sao.

Khẳng định thương hiệu gạo Thanh Hóa

Ngoài ra, các sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Quý Hương, gạo Hương Thanh, gạo Ngọc Phố của Công ty CP Sao Khuê được tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam” năm 2020; sản phẩm gạo nếp cái hoa vàng Quý Hương được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu quốc gia năm 2021.

Lê Hoà


Lê Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]