(vhds.baothanhhoa.vn) - Cây rau má đang đứng trước cơ hội để phát triển thành vùng nguyên liệu rộng lớn, phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, đặc trưng của tỉnh. Nhưng để điều này thành hiện thực vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, và bản thân doanh nghiệp sản xuất cũng phải chứng minh được giá trị bền vững của loại cây trồng này với người nông dân.

Nỗ lực khẳng định nhãn hiệu Rau má xứ Thanh

Cây rau má đang đứng trước cơ hội để phát triển thành vùng nguyên liệu rộng lớn, phục vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, đặc trưng của tỉnh. Nhưng để điều này thành hiện thực vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra, và bản thân doanh nghiệp sản xuất cũng phải chứng minh được giá trị bền vững của loại cây trồng này với người nông dân.

Nỗ lực khẳng định nhãn hiệu Rau má xứ Thanh

Ông Vũ Quang Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt: Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh”

Nỗ lực khẳng định nhãn hiệu Rau má xứ Thanh

PV: Những sản phẩm chế biến từ cây rau má đã và đang có thị trường tiêu thụ rộng lớn và còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Xin ông đánh giá về triển vọng phát triển nghề trồng cây rau má ở tỉnh ta?

Ông Vũ Quang Trung: Rau má là cây có nguồn gốc bản địa, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vừa là cây thực phẩm cũng là cây dược liệu có giá trị. Trước đây, cây rau má được trồng nhỏ lẻ, phân tán, thu hái tự nhiên và do người dân tự chủ động tìm đầu ra. Trước những tiềm năng của cây rau má, thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư, trong đó có 2 doanh nghiệp nổi bật là Công ty CP xây dựng và thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương) và Công ty CP dược liệu Triệu Sơn (Triệu Sơn) thực hiện chế biến các sản phẩm. Hiện cả hai doanh nghiệp có nhiều sản phẩm có chất lượng, chinh phục được người tiêu dùng cả trong và ngoài tỉnh.

Cây rau má mới được trồng đại trà ở tỉnh ta, hiệu quả còn đang tiếp tục được kiểm chứng, các công ty cũng đang hoàn thiện công nghệ chế biến cho phù hợp với từng sản phẩm. Trong thời gian tới, nếu các doanh nghiệp đủ tiềm năng, xây dựng thương hiệu sản phẩm, ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng nghĩa cây rau má sẽ được phát triển thành vùng nguyên liệu có quy mô lớn, đây sẽ là cơ hội để nâng cao thu nhập cho người nông dân. Và người nông dân sẽ phát triển cây rau má khi thấy được lợi thế so sánh, hiệu quả kinh tế hơn các cây trồng khác cùng với việc tổ chức ký cam kết bao tiêu nông sản với doanh nghiệp.

PV: Nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm từ cây rau má, Thanh Hóa đã có những cơ chế nào, thưa ông?

Ông Vũ Quang Trung: Thanh Hóa đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng. Riêng về cây rau má, tỉnh đồng ý phê duyệt nhiệm vụ khoa học “Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh” cho các sản phẩm từ rau má bản địa của tỉnh Thanh Hóa”, hướng đến đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ cấp bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rau má xứ Thanh”. Đồng thời hoàn thiện quy trình sản xuất, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, tem truy xuất nguồn gốc... và có từ 3-5 sản phẩm mang nhãn hiệu “Rau má xứ Thanh” đạt chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.

Ông Trần Văn Tân, Giám đốc Công ty CP xây dựng và thương mại Phong Cách Mới: Nỗ lực đưa rau má thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương

Nỗ lực khẳng định nhãn hiệu Rau má xứ Thanh

PV: Xin ông cho biết, để phát triển hơn nữa thương hiệu “Rau má xứ Thanh”, doanh nghiệp cần thêm những điều kiện gì?

Ông Trần Văn Tân: Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, rau má có tới 21 hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Tiềm năng của cây rau má ở xứ Thanh là rất lớn, tuy nhiên đây vẫn là cây trồng mới, sản phẩm mới, nên cần rất nhiều chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển của các cấp chính quyền, để người dân tin tưởng vào cách làm mới, cây trồng mới. Hiện các sản phẩm của Công ty CP xây dựng và thương mại Phong Cách Mới như trà, bột, thạch đã và đang có thị trường tiêu thụ ổn định, lợi nhuận cao. Trong giai đoạn 2023 - 2025 công ty dự kiến mở rộng vùng nguyên liệu lên 300 - 500ha và đưa cây rau má trở thành cây trồng chủ lực ở một số địa phương. Đồng thời, tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng công suất của nhà máy chế biến lên 10-15 tấn rau má/ngày.

Để làm được điều này, doanh nghiệp và người trồng rau má cần được các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ, như: quy hoạch vùng nguyên liệu cây rau má; hỗ trợ người nông dân về vốn ban đầu; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kết nối cung cầu, đổi mới công nghệ, chỉ dẫn địa lý, mở rộng diện tích nhà xưởng...

Ông Trương Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Du (Như Thanh): Sẵn sàng mở rộng diện tích khi hiệu quả bền vững

Nỗ lực khẳng định nhãn hiệu Rau má xứ Thanh

PV: Trước hiệu quả kinh tế ban đầu của một số mô hình trồng cây rau má trên địa bàn, liệu xã Xuân Du có khuyến khích nông dân chuyển đổi, mở rộng diện tích trồng cây này trong thời gian tới không, thưa ông?

Ông Trương Văn Cảnh: Thực tế, mô hình trồng cây rau má tại địa phương đã có hiệu quả, giúp người nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương với mức thu nhập khá.

Tuy nhiên, do là cây trồng ngắn ngày và rất dễ bị chuyển đổi, vì vậy, để người nông dân gắn bó bền vững với cây rau má thì doanh nghiệp cần cam kết lâu dài về đầu ra sản phẩm, giá thu mua... Còn người dân cam kết về sản lượng và chất lượng nông sản. Đây là điều kiện kiên quyết để người dân yên tâm sản xuất. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ bà con về vốn, tập huấn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc để sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, nếu hiệu quả của cây rau má tiếp tục được duy trì thì xã Xuân Du sẽ dành quỹ đất công ích 5% cho doanh nghiệp mở rộng vùng nguyên liệu, đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng và phát triển cây rau má.

Thành Phan (thực hiện)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]