(vhds.baothanhhoa.vn) - Gắn bó với nhiều thế hệ tại một số làng nghề nổi tiếng như: Đắc Châu (Thiệu Hóa), Cầu Bố (TP Thanh Hóa)... bánh đa nem là sản phẩm không chỉ mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân mà nghề làm bánh còn giúp mảnh đất nghề lưu giữ được những nét đẹp truyền thống.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Gắn bó với nhiều thế hệ tại một số làng nghề nổi tiếng như: Đắc Châu (Thiệu Hóa), Cầu Bố (TP Thanh Hóa)... bánh đa nem là sản phẩm không chỉ mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân mà nghề làm bánh còn giúp mảnh đất nghề lưu giữ được những nét đẹp truyền thống.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Là một trong những sản phẩm được nhiều người yêu thích, bánh đa nem Đắc Châu, xã Tân Châu (Thiệu Hóa) từ lâu đã nổi tiếng nhờ chất lượng và hương vị đặc trưng truyền thống. Có tuổi đời hàng trăm năm, làng nghề có khoảng 200 hộ dân gắn bó với nghề làm bánh đa, miến và bánh đa nem, trong đó số hộ dân sản xuất bánh đa nem chiếm gần một nửa, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập bình quân gần 4 triệu đồng/người/tháng.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Trước đây, tất cả các khâu sản xuất như xay gạo, tráng bánh... đều phải làm thủ công nên năng suất thấp, mất nhiều công lao động. Trong cơ chế thị trường hiện nay, để có thể cạnh tranh, nâng cao giá trị thu nhập, người dân Đắc Châu đã không ngừng cải tiến, đầu tư máy móc, đổi mới cách thức sản xuất. Ngoài hình ảnh những người phụ nữ miệt mài tráng bánh bên bếp than, đến Đắc Châu những ngày này người ta còn thấy nhiều hộ dân vận hành máy nghiền bột, máy tráng tự động khiến không khí sản xuất nơi đây lúc nào cũng tấp bật, hối hả.

Bà Lê Thị Hiến, thôn Phú Văn chia sẻ: “Từ nhiều năm nay, gia đình bà đã đầu tư máy tráng bánh công suất lớn nên sản lượng bánh làm được tăng gấp nhiều lần so với cách làm thủ công, giảm được phí thuê nhân công mà năng suất lại cao nên công việc cho thu nhập khá ổn định. Trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng hơn 1 tạ gạo cho ra hàng nghìn bánh. Bánh làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó nên công việc làm đều mỗi ngày, chỉ nghỉ ngày mưa”.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Nhiều người dân làng nghề cho biết: Nhiều năm nay, chúng tôi luôn được địa phương khuyến khích giữ nghề truyền thống quê hương bằng những cách thức hỗ trợ vay vốn, tạo điều kiện về sân phơi... Hiện nay, bánh đa nem Tân Châu đã được bán ở các siêu thị, bếp ăn tập thể và được thị trường trên nhiều tỉnh, thành đón nhận, mang lại nguồn thu chủ yếu cho hàng chục hộ dân. Tuy nhiên, nghề làm bánh vẫn còn đang gặp nhiều hạn chế như: Lực lượng lao động chủ yếu là người cao tuổi, cách thức truyền thông, giới thiệu sản phẩm cũng chưa thực sự hiệu quả...

Khó khăn là vậy nhưng bao năm qua người dân làng nghề vẫn yêu, gắn bó và nỗ lực không ngừng để duy trì và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Mong muốn lớn nhất của người dân Đắc Châu hiện nay là có đủ mặt bằng để phơi bánh, có khu sản xuất tập trung để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường...

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Không quá nhộn nhịp như làng nghề Đắc Châu, làng nghề bánh đa nem Cầu Bố (TP Thanh Hóa) lại “khép mình” bên những con ngõ nhỏ giữa sự ồn ào tấp nập của phố xá. Được khẳng định bởi chất lượng dai, chắc bánh, ít gãy vỡ, khi chế biến lại cho màu vàng tươi đẹp mắt, bánh Cầu Bố còn có sự giòn thơm mà ít sản phẩm nơi khác có được. Nổi tiếng là vậy nhưng hiện nay nghề làm bánh đã không còn đủ sức giữ chân được nhiều hộ dân gắn bó với nghề. Nguyên nhân được cho là sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường quá lớn dẫn đến lợi nhuận cho các hộ sản xuất không cao. Mặt khác, do diện tích chật hẹp, nhiều nhà không có chỗ phơi bánh, việc đưa bánh lên mái nhà gặp rất nhiều khó khăn với những người lớn tuổi, nguồn lao động chủ yếu giữ nghề làm bánh.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Trước nguy cơ mai một của làng nghề, một số người con Cầu Bố vẫn mong muốn lưu truyền vốn nghề của cha ông. Một số hộ gia đình vẫn miệt mài tráng bánh và nỗ lực tìm kiếm thị trường. Tại các khu chợ truyền thống, nhiều bà nội trợ vẫn tin dùng và tìm mua bằng được đúng loại bánh của làng nghề Cầu Bố. Bởi theo họ, nhiều loại bánh đa nem từ các nhãn hàng, cơ sở khác tuy rất phong phú về mẫu mã, hình thức đóng gói bắt mắt và tiện lợi trong quá trình bảo quản nhưng bánh Cầu Bố lại vượt trội hơn về độ giòn thơm khi rán, mùi thơm đặc trưng và đặc biệt bánh rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Bà Trần Thị Nhật, người có hơn 50 năm gắn bó với nghề làm bánh, cho biết: Gia đình bà có nhiều đời làm nghề tráng bánh. Công việc làm bánh đa nem tuy không quá nặng nhọc nhưng chiếm rất nhiều thời gian của người làm nghề. Thường ngày, thợ làm bánh phải thức dậy từ 4h sáng và kết thúc công việc vào cuối giờ chiều. Tuổi cao, con cháu chỉ một người theo nghề của mẹ nên bà rất tâm huyết truyền đạt bí quyết làm nghề và mong con sẽ phát triển được thương hiệu của gia đình và địa danh Cầu Bố.

Nỗ lực phát triển nghề bánh đa nem

Vẫn biết để phát triển nghề bánh đa nem luôn là một quá trình dài và nhiều khó khăn. Chính quyền các cấp đã có những chính sách, cơ chế hỗ trợ kịp thời giúp người dân vượt khó. Đây là yếu tố quan trọng để giúp các cơ sở sản xuất nỗ lực đưa sản phẩm bánh đa nem phát triển rộng rãi trên khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]