(vhds.baothanhhoa.vn) - Với số lượng hơn 1.500 di tích, danh thắng, Thanh Hóa là một trong ít địa phương sở hữu số lượng di tích lớn bậc nhất cả nước. Mỗi di tích ở xứ Thanh với niên đại nhất định đều mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật …vô cùng đặc sắc, là tài sản vô giá mà tạo hóa và đấng tiền nhân đã để lại cho hậu thế hôm nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Qua miền di sản quê Thanh

Với số lượng hơn 1.500 di tích, danh thắng, Thanh Hóa là một trong ít địa phương sở hữu số lượng di tích lớn bậc nhất cả nước. Mỗi di tích ở xứ Thanh với niên đại nhất định đều mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật …vô cùng đặc sắc, là tài sản vô giá mà tạo hóa và đấng tiền nhân đã để lại cho hậu thế hôm nay.

Báo Văn hóa & Đời sống xin giới thiệu đến bạn đọc hình ảnh một số di tích, văn bia, hiện vật nổi bật ở Thanh Hóa đã và đang được gìn giữ cẩn trọng. (Một số ảnh sử dụng từ nguồn ảnh của BTC triển lãm Thanh Hóa xưa và nay).

Toàn cảnh di tích khảo cổ hang Con Moong, xã Thành Yên (Thạch Thành) được phát hiện vào năm 1974 và khai quật lần đầu vào năm 1976. Với sự vào cuộc của các nhà nghiên cứu, khảo cổ uy tín trong và ngoài nước đã xác định hang Con Moong có niên đại dự đoán từ 40.000 – 60.000 năm trước. Năm 2016, hang Con Moong được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Nổi danh với công cuộc “phá Tống bình Chiêm”, dưới sự trị vì của đức vua Lê Đại Hành, nước Đại Việt không chỉ hưng thịnh mà còn có mối bang giao hữu hảo với các quốc gia lân cận. Sau khi ngài mất, nhân dân ở quê nhà làng Xuân Lập (Thọ Xuân) đã lập đền thờ muôn đời tưởng nhớ.

Khu di tích núi và đền Đồng Cổ, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tương truyền là nơi thần Đồng Cổ đã mộng báo giúp đỡ thái tử Lý Phật Mã đánh thắng giặc Chiêm Thành. Với gần 20 năm làm quan và những đóng góp cho vùng đất Thanh Hóa, Thái úy Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) sau khi mất đã đươc nhân dân xã Hà Ngọc (Hà Trung) lập đền phụng thờ.

Văn bia ghi lại công lao của Thái úy Lý Thường Kiệt tại chùa Linh Xứng xã Hà Ngọc (Hà Trung).

Chùa cổ Sùng Nghiêm Diên Thánh được xây dựng thời Lý ở làng Duy Tinh xã Văn Lộc (Hậu Lộc).

Hiện vật đất nung “tượng cá hóa rồng” tìm thấy tại chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh.

Lăng mộ và đền thờ Bà Triệu ở xã Triệu Lộc, Hậu Lộc là nơi nhân dân tưởng nhớ vị vua Bà.

Sau 600 năm ra đời, Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ vẫn khiến hậu thế không khỏi kinh ngạc về kỹ thuật xây dựng và thời gian hoàn thiện tòa thành đá vĩ đại.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh được xem là kinh đô thứ hai của vương triều Hậu Lê.

Bảo vật quốc gia nhà bia Vĩnh Lăng tại khu di tích Lam Kinh khắc ghi công trạng của đức vua Lê Thái Tổ cùng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đình làng Gia Miêu xã Hà Long, Hà Trung được vua Gia Long hạ lệnh xây dựng trong một lần về thăm.

T.T


T.T

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]