(vhds.baothanhhoa.vn) - Vịt Cổ Lũng là giống vịt quý hiếm có từ lâu đời được người dân Bá Thước gìn giữ qua các thế hệ. Vừa qua, sản vật này được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh - cơ hội cho người dân phát triển kinh tế và phục vụ khách du lịch…

Sản vật quý hiếm: Vịt Cổ Lũng Bá Thước

Vịt Cổ Lũng là giống vịt quý hiếm có từ lâu đời được người dân Bá Thước gìn giữ qua các thế hệ. Vừa qua, sản vật này được công nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh - cơ hội cho người dân phát triển kinh tế và phục vụ khách du lịch…

Sản vật quý hiếm: Vịt Cổ Lũng Bá ThướcAnh Hà Văn Sinh, hộ nuôi nhiều vịt nhất ở bản La Ca, xã Cổ Lũng. Ảnh: Hoàng Đông

Vịt Cổ Lũng là giống vịt bản địa đã có hơn 100 năm, nuôi dưỡng chủ yếu ở 5 xã có đông đồng bào dân tộc Thái sinh sống là: Cổ Lũng, Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành Lâm và Thành Sơn. Vịt có hình dáng: cổ rụt, chân nhỏ, ngắn, cổ và đầu thường có lông khoang, lông mướt, con trống có lông đuôi xoăn và lông cổ màu xanh ánh biếc… Vịt chủ yếu được nuôi ở dòng suối Nũa, con suối này nước vừa trong lại chảy xuôi liên tục, có rất nhiều ốc và các loại vi sinh sinh sống. Vịt Cổ Lũng thường bơi ngược dòng để đón cá con, bắt ốc nên thịt nhiều nạc lại săn chắc, thơm ngon. Do đó mỗi khi du khách về nghỉ dưỡng tại Pù Luông đều thích món ăn này. Vịt Cổ Lũng theo trọng lượng khác nhau nên chọn những con vịt tơ mỡ màng khoảng 1,6 - 2 kg (nuôi từ 4 đến 5 tháng)… Vịt Cổ Lũng được chế biến phong phú và đa dạng: quay, nướng, luộc, nấu cháo… Món vịt quay được người dân chế biến mang hương vị riêng, hấp dẫn. Vịt sau khi mổ, moi ruột, được nhồi đầy bụng thứ lá và quả mắc mật tươi, các gia vị muối, đường, ngũ vị hương rồi khâu lại, đem nướng trên lửa than rực hồng. Đây là công đoạn công phu và mang tính gia truyền…

Nhiều năm về trước, công tác bảo tồn giống vịt Cổ Lũng chưa được chú trọng nên dần mai một và có hướng lai tạp. Những năm gần đây do lợi thế của vùng đất này, nhu cầu của người dân cũng như khách thập phương về tham quan Pù Luông, món vịt Cổ Lũng trở thành món đặc sản nổi tiếng ai cũng mong một lần được thưởng thức. Vì thế nhiều hộ dân đã tâm huyết đầu tư trong việc tìm hiểu, lựa chọn vịt Cổ Lũng gốc bản địa để phát triển.

Được biết, hơn 10 năm qua UBND huyện Bá Thước đã tích cực xây dựng và triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt”. Theo đó nhiều hộ đã tích cực tham gia đề án này và có kinh tế ổn định. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ việc tham gia đề án. Có hộ thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng, nhiều hộ đã đầu tư mua được máy ấp trứng vịt có công suất 5.000 trứng/máy, thu nhập hàng năm đạt 300 triệu đồng…

Việc công nhận sản phẩm OCOP cho vịt Cổ Lũng giúp huyện tiếp tục quảng bá lợi thế từ sản phẩm này. Qua đó, thực khách được tiếp cận, mua sản phẩm, đồng thời khách du lịch trong và ngoài nước mỗi khi về có thêm cơ hội được thưởng thức món ăn đặc sản quý hiếm vịt Cổ Lũng.

Đức Vũ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]