(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực miền núi ngày càng được nâng cao. Từ thực tế đó các cơ sở kinh doanh có điều kiện ở đây cũng phát triển nhanh chóng, trong đó có nhiều ngành nghề nhạy cảm, tiềm ẩn mối lo về an ninh trật tự.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Siết chặt quản lý các loại hình kinh doanh có điều kiện

(VH&ĐS) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực miền núi ngày càng được nâng cao. Từ thực tế đó các cơ sở kinh doanh có điều kiện ở đây cũng phát triển nhanh chóng, trong đó có nhiều ngành nghề nhạy cảm, tiềm ẩn mối lo về an ninh trật tự.

Là một trong những huyện có nhiều diễn biến phức tạp về loại hình tội phạm, huyện Cẩm Thủy hiện có 98 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó phải kể đến các loại hình lưu trú (22 cơ sở), karaoke (25 cơ sở), dịch vụ cầm đồ (19 cơ sở).

Trung tá Mai Xuân Thành - Đội trưởng đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an huyện Cẩm Thủy cho biết: “Xác định một số ngành nghề trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tiềm ẩn không ít mối nguy hại, đặc biệt lợi dụng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, karaoke ... để tàng trữ, chứa chấp vũ khí, mại dâm, ma túy, vật liệu nổ... lực lượng chức năng của huyện không ngừng tăng cường kiểm tra, quản lý, giám sát về an ninh trật tự. Trong những tháng đầu năm 2017, đoàn tổ chức kiểm tra 137 lượt cơ sở hoạt động kinh doanh có điều kiện, phát hiện, xử lý 9 trường hợp vi phạm, phạt tiền 14 triệu đồng, tập trung chủ yếu các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ”.

Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, lực lượng công an huyện Cẩm Thủy phối hợp một số cơ quan chức năng tổ chức ký cam kết cho trên 98 chủ cơ sở; tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, hướng dẫn các quy định về an ninh trật tự cho chủ cơ sở hoạt động trên địa bàn.

Được biết, tại khu vực du lịch suối cá Cẩm Lương, lực lượng chức năng huyện phát hiện, thu hồi và tiêu hủy trên 150 khẩu súng, nỏ tự chế của 40 hộ kinh doanh.

Lực lượng chức năng huyện Cẩm Thủy kiểm tra đột xuất cơ sở hoạt động kinh doanh karaoke của gia đình ông Nguyễn Hồng Sơn, thôn Đại Đồng 1-2, xã Cẩm Sơn.

Tại huyện Thường Xuân, hiện có trên 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, trong đó có 10 cơ sở hoạt động không thường xuyên, 15 cơ sở dịch vụ internet ... tập trung tại khu vực thị trấn, các xã Luận Thành, Luận Khê, Ngọc Phụng.

Hàng năm, phòng VH-TT huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, xây dựng lực lượng và phương án kiểm tra. Trọng tâm chủ yếu kiểm tra về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, một số điều kiện liên quan đến loại hình dịch vụ của cơ sở đang kinh doanh.

Thực tế cho thấy loại hình kinh doanh có điều kiện có chiều hướng gia tăng, kéo theo nhiều hệ lụy, gây nguy cơ mất trật tự an ninh xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Điều đáng nói, để xử phạt các cơ sở kinh doanh có vi phạm thì chế tài chưa đủ sức răn đe nên chủ cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về pháp luật, dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng.

Trong năm 2017, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an tỉnh) đã tiến hành tổ chức kiểm tra, xử lý 19 trường hợp, phạt tiền trên 168 triệu đồng, riêng loại hình dịch vụ cầm đồ của một số đối tượng trá hình, phạt tiền trên 78 triệu đồng.

Khu vực miền núi, do trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, địa bàn, phạm vi hoạt động rộng, các đối tượng tội phạm thường lợi dụng địa hình, nhẹ dạ cả tin của người dân thực hiện các hoạt động trái pháp luật. Do vậy cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trong công tác quản lý, giám sát đối với loại hình kinh doanh có điều kiện của lực lượng chức năng, cấp ủy chính quyền các cấp. Từ đó góp phần đẩy lùi, ngăn chặn, kiểm soát tội phạm, tệ nạn xã hội, tạo niềm tin và bình yên cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi.

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]