“Sợi dây” gắn kết cộng đồng
Phong trào văn hóa - văn nghệ (VHVN), thể dục - thể thao (TDTT) ngày càng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của người dân, mà còn là “sợi dây” giúp gắn kết cộng đồng trong cuộc sống hiện đại.
Các hoạt động VHVN, TDTT đã tạo sự gắn kết giữa chị em phụ nữ trên địa bàn xã Mậu Lâm (Như Thanh). Ảnh: Hoài Anh
Hàng ngày, bắt đầu từ khoảng 17 giờ người dân ở các thôn trên địa bàn xã Mậu Lâm (Như Thanh) lại tập trung đến sân nhà văn hóa thôn tập luyện VHVN, TDTT. Sôi nổi nhất phải kể đến là các sân đánh bóng chuyền, đánh mảng và các hoạt động dân vũ, thể thao. Tại sân nhà văn hóa thôn Bái Gạo 1, các đội bóng chuyền hăng hái thi đấu, tiếng hò reo, cổ vũ nhiệt tình của người dân cho thấy hết sự sôi nổi, tinh thần thể thao của người dân nơi đây. Suốt từ chiều đến tối, không khí thể thao không hề “hạ nhiệt”. Có những buổi bóng chuyền kéo dài đến tận khuya bởi sự góp mặt của các đội bóng chuyền đến từ các thôn khác trong xã đến giao lưu. Phía bên trong nhà văn hóa là từng tốp các bà, các chị tập luyện dân vũ, thể thao, dưỡng sinh. Tiếng hát, tiếng nhạc xen với tiếng góp ý, chỉnh sửa tạo nên một không gian náo nhiệt, tràn đầy niềm vui.
Chị Phạm Thị Huyền ở thôn Bái Gạo 1 chia sẻ: “Có lẽ thời điểm vui nhất, mong chờ nhất của chúng tôi là cuối giờ chiều, sau khi tan làm là mọi người lại tập trung đến nhà văn hóa thôn tập luyện thể thao, văn nghệ, trò chuyện rôm rả. Vài năm trước đây đội văn nghệ chỉ tập luyện để chuẩn bị cho các ngày lễ, hội, giờ thì duy trì thường xuyên. Từ ngày tham gia các hoạt động tôi cảm thấy rất vui vẻ, cơ thể khỏe mạnh. Cũng từ đó mà chị em trong thôn hiểu về nhau nhiều hơn, gắn bó hơn, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Sau mỗi buổi giao lưu bóng chuyền, đánh mảng, bao mỏi mệt, buồn phiền dường như tan biến hết”.
Được biết, 13/13 thôn của xã Mậu Lâm đều có tổ, đội VHVN, TDTT. Trong đó, mỗi thôn có ít nhất 1 đội VHVN và 1 câu lạc bộ (CLB) thể thao được duy trì hoạt động thường xuyên. Để phong trào VHVN, TDTT phát triển, các thôn đã quan tâm xây dựng sân thể thao, mua sắm dụng cụ tập luyện. Cùng với đó, xã còn thường xuyên tổ chức các giải đấu, giao lưu giữa các thôn trên địa bàn xã và với các địa phương lân cận. Đến nay, xã Mậu Lâm là một trong những “điểm sáng” của huyện Như Thanh về phong trào VHVN, TDTT, với trên 40% người dân tham gia tập luyện thể thao thường xuyên; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt gần 80%.
Công chức văn hóa - xã hội xã Mậu Lâm Lê Văn Phương cho biết: “100% thôn trên địa bàn xã đều có đội văn nghệ - thể thao, trong đó có 11 CLB liên thế hệ và 2 CLB văn nghệ dân tộc Mường. Đối với hoạt động thể thao thế mạnh của xã là các môn bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, đánh mảng và cầu lông. Các hoạt động thực sự đã tạo nên sợi dây liên kết chặt chẽ, kết nối tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở và đẩy lùi tệ nạn xã hội”.
Tại huyện Thiệu Hóa, hiện có tới 160 CLB VHVN, TDTT quần chúng, trong đó chủ yếu là các CLB văn hóa truyền thống (múa đèn xếp chữ, chèo, dân ca...) và các CLB bóng chuyền, cầu lông, bóng đá. Các CLB múa đèn xếp chữ Thiệu Quang, chèo Thiệu Nguyên, chèo Thiệu Long, Bến Quê Thiệu Thịnh... ngày càng thu hút người dân ở nhiều lứa tuổi tham gia.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thiệu Hóa Trần Ngọc Tùng cho biết: “Các hoạt động VHVN, TDTT không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Từ chỗ phát huy được sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng đã góp phần thu hút nguồn lực xã hội hóa, đóng góp xây dựng, hoàn thiện thiết chế văn hóa - thể thao. Điều nhận thấy rõ nhất thông qua các hoạt động VHVN, TDTT đó là tinh thần tương thân, tương ái, tình làng, nghĩa xóm trong cộng đồng làng, xã ngày càng được thắt chặt. Qua đó góp phần phát huy những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ"...
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh hiện đạt 44,5%; số gia đình thể thao đạt 30,7%; 83% số hộ gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” và 82,3% số thôn, bản, tổ dân phố được công nhận danh hiệu “Thôn, tổ dân phố văn hóa”. Đây là cơ sở quan trọng để tỉnh Thanh Hóa “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế” - một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
Hoài Anh
{name} - {time}
-
2024-11-21 09:06:00
Trao giải các tiết mục xuất sắc nhất Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024
-
2024-11-21 09:04:00
Xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới với Óc Eo-Ba Thê
-
2024-10-23 10:39:00
Vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam được dựng thành kịch nói
Cường quốc trong tương lai
Về câu chúc “Mã đáo thành công”
Lộ diện 60 gương mặt xuất sắc vào Chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024 với nhiều trải nghiệm di sản độc đáo
Khơi thông nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa
Ôn lại những cống hiến của Anh hùng Lý Tự Trọng với sự nghiệp cách mạng Việt Nam
Nhà văn Han Kang bày tỏ lòng biết ơn sau khi đoạt giải Nobel Văn học 2024
Phẩm chất và cốt cách phụ nữ Việt Nam
“Thuốc thang” và “Thang thuốc”