Sống thuận pháp đón bình an
Hơn mười ngày trước vợ chồng bạn làm nghề kinh doanh giày dép gọi điện rủ đi du lịch bởi “tháng cô hồn” hàng hóa ế ẩm. Cái điệp khúc ấy tôi không chỉ nghe từ bạn, mà nhan nhản khắp nơi. Bởi tháng bảy được quan niệm là tháng của người âm, rất nhiều người kiêng cữ, chẳng mua sắm, làm việc lớn gì cả, trừ mua vàng mã đốt cho người âm.
Ở nhiều con phố thương mại là cảnh đìu hiu. Khác với cảnh chen chúc thường ngày, tôi thoải mái dừng xe trên phố mà chả bị ai ra đuổi như những lần trước. Những khuôn mặt nhân viên bán hàng đon đả hy vọng tôi sẽ vào. Tôi đặc biệt chú ý dòng thông báo: “Cửa hàng tạm dừng đến sau rằm tháng bảy”. Tôi cho rằng đó là chủ cửa hiệu thức thời. Đóng cửa nửa tháng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền chi phí. Có cố “đánh đu” cũng khó để mà tìm được khách hàng như ý.
Rất nhiều người đã quen với việc xem tháng bảy âm lịch là tháng của người âm. Họ cố gắng mua trước tháng bảy hoặc kiên nhẫn chờ đến sau rằm, ngoại trừ thứ không thể thiếu là vàng mã. Với mặt hàng này mua càng nhiều càng tốt, có cửa hàng cầu vượt quá sức cung.
Quan niệm tháng bảy của người âm, khiến cho việc sản xuất, kinh doanh trở nên đình trệ. Tâm lý nặng nề không chỉ với người sản xuất, người bán hàng, mà dường như còn đè nặng lên những người dân bình thường.
Chả biết vì đâu mà nhiều người dặn nhau là làm gì cũng phải cẩn thận, “tháng cô hồn đấy”! Nếu ai đó gặp chuyện không may dịp này, thứ đầu tiên họ đổ lỗi là tại “tháng cô hồn”, có người còn nghĩ đến chuyện giải hạn.
Nói như thế nhưng chưa chắc ai cũng biết tường tận về rằm tháng bảy âm lịch. Theo văn hóa dân gian, đây là dịp vong hồn dưới âm phủ được lên cõi trần gian. Nhiều nhà thường bày mâm cúng thí thực cô hồn để các linh hồn lang bạt không quấy nhiễu cuộc sống dương gian. Còn trong Phật giáo, lễ vu lan dịp này gắn với câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi địa ngục vào ngày rằm tháng bảy, và ngày này thành truyền thống báo hiếu cha mẹ. Nhưng rồi chả biết vì đâu mà người ta gán cho tháng bảy âm lịch đủ thứ tai ách. Nào là tháng xấu phải cẩn thận lời nói, việc làm, không mua sắm, không làm việc lớn...
Chuyện cúng bái dịp tháng bảy âm lịch từ lâu là nét đẹp văn hóa, dịp để con cái báo hiếu cha mẹ. Nhưng rồi không ít người lại nghĩ dịp này đốt cho người quá cố càng nhiều vàng mã thì càng có hiếu, mong cầu của người sống mới linh nghiệm.
Dịp rằm tháng bảy nhắc nhở con người ta nhớ đến bậc sinh thành, nhiều người thường lên chùa để tỏ lòng hiếu hạnh. Người còn cha, mẹ thì được cài lên ngực áo bông hồng màu đỏ như lời nhắc nhở mình vẫn còn cả một bầu trời yêu thương để tự nhủ luôn biết cố gắng làm vui lòng cha, mẹ. Còn ai mất cha hoặc mẹ thì cài lên ngực bông hồng nhạt. Ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài bông hồng trắng buồn thương, qua đó thêm nhắc nhở phải sống thật tốt để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên...
Tháng bảy âm lịch vì thế là dịp để thêm tỏ bày hiếu kính, chứ đâu phải để kiêng kị, truyền bá những điều không có căn cứ làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Sống bình an là sống thuận pháp. Chúng ta muốn sự bình an đến với mình và đấng sinh thành, thì nên tuân theo lẽ tự nhiên, vượt lên nỗi ám ảnh, sợ hãi, để sống, để làm việc.
Hạnh Nhiên
{name} - {time}
-
2024-11-23 11:49:00
Trường xanh, lớp xanh...
-
2024-11-23 08:50:00
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng hỗ trợ đợt 3 để khắc phục hậu quả siêu bão Yagi
-
2024-08-16 07:13:00
Những ký ức về mùa thu cách mạng
Bản tin Tài chính 16/8: Giá vàng nhẫn giảm nhẹ
Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác mặt trận thôn hết lòng vì dân
“Cơn sốt” thuê nhà trọ: Cẩn thận không lại bị lừa
Đa dạng sinh kế giúp giảm nghèo bền vững
Người dân các bản tái định cư mong sớm được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Bản tin Tài chính 15/8: Giá vàng thế giới mất đi 1%, trong nước ổn định
Thực hiện các giải pháp cấp bách bảo tồn chim di cư, chim hoang dã
Tục đốt vàng mã - nét đẹp văn hóa tâm linh, nhưng đừng sa đà
Bản tin Tài chính 14/8: Giá vàng lại “phi mã”; Đồng USD bất ngờ giảm mạnh về mốc 102